Cây Cối Có Phật Tính Không

Cây cối có Phật tính không? Phật giáo giải thích thế nào về ý thức của những sinh vật như sâu bọ và vi trùng? Mọi sinh vật đều có ý thức không? Thế thì nói đến ý thức trong cây, trong đá, những vật có vẻ như vô tri vô giác dưới mắt chúng ta như vậy, có được không?

Nguyễn Như Ý, phường 5, thị xã Đông Hà, Quảng Trị

Những câu hỏi của bạn cũng chính là thắc mắc của nhiều người. Đạo Phật quan niệm chúng sinh có hai loại hiện hữu: có tình thứckhôngtình thức. Có lẽ các nhà khoa học và tất cả chúng ta đều đồng ý phần nào về sự kiện là ý thức, trí tuệ, đi theo tất cả những gì di động, trong nghĩa là tự mình có thể di chuyển, đây là khả năng mà cây cối không có. Dĩ nhiên, rễ cây có xê xích lúc lớn lên. Nhưng rễ không di động thật sự, ngoại trừ sự nhúc nhích để tăng trưởng. Người ta không thể nói cây là một sinh vật, nghĩa là có một trí tuệ. Nhưng chúng ta đã kết luận rằng những tế bào sơ đẳng nhất như trùng a-míp có thể xem như một sinh vật vì nó có thể tự mình di chuyển.

không thể xem là sinh vật, các loài thảo mộc như cỏ… chúng ta cho rằng chúng khôngPhật tính. Còn những loài cây ăn thịt tôi không dám quả quyết việc bắt một con mồi là do tác dụng hỗ tương thuần túy hóa học, hay là những cây này có một ý thức. Vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta có thể nêu lên những nghi vấn, chẳng hạn như cây bẫy côn trùng: nó là cây cỏ vô hồn – không ý thức – hay là một sinh vật? Đôi khi người ta có thể hồ nghi vì có những bài kinh trong Phật giáo đề cập đến những hạng sinh vật có thể biểu hiện dưới hình thức vật vô tri, cây cỏ… Cũng cần nhớ rằng có những thứ loại trước kia người ta tưởng là thực vật nhưng về sau các nhà khoa học chứng minh rằng chúng là những sinh vật (ví dụ san hô). Vì như thế, người ta không thể đoán chắc hoa kia là sinh vật hay không. Phật giáo nhắc nhở nhiều đến việc bảo vệ thiên nhiên, cây cối, thảo mộc, không phải vì những loài thảo mộc có linh hồn, nên phải được xót thương, nhưng vì thiên nhiên giúp cho bao nhiêu sinh vật sống còn và ẩn náu. Nếu đốt phá một thành phố, người ta tiêu hủy nơi cư trú của nhiều người, phải không? Đối với sự tàn phá thiên nhiên cũng vậy, nó khiến cho rất nhiều sinh vật mất nơi ăn, chốn ở.

Đức Phật dạy rằng mọi chúng sinh đều có Phật tính. Vấn đề là phải biết rõ một hữu thể có phải là chúng sinh hay không (có người vẫn khẳng định cây cỏ cũng có linh hồn, ví dụ Pythagore), để có thể bảo rằng hữu thể ấy có Phật tính, nghĩa là có khả năng thành Phật. Được như vậy thì ta có thể thực hiện lòng từ bi, sự bình đẳng, lòng tôn trọng đối với hữu thể ấy. Mặt khác, liệu chúng ta có cần thiết phải xét xem cỏ cây có phải là chúng sinh hay không, khi mà không thấy kinh sách đề cập đến và các nhà khoa học chưa khẳng định? Giả định một khi đã biết cây cỏ là sinh vật thì vấn đề là chúng ta làm sao có thực phẩm để nuôi sống mình nếu chúng ta không muốn làm tổn thương hay sát hại chúng sinh.

Còn những con vật phải thấy bằng kính hiển vi như vi trùng, vi khuẩn thì theo nhiều đoạn kinh Phật giáo, chúng có rất nhiều trong cơ thể con người. Con số đưa ra vượt quá tám mươi nghìn, biểu hiện cho một số rất lớn. Phải to lớn đến chừng nào, phải tiến hóa đến mức độ nào, những sinh vật đơn giản này mới được xem là những sinh vật?

Vấn đề lại chuyển sang quan điểm, ý nghĩa, thái độ của việc ăn chay, uống thuốc chữa bệnh.

http://tapchivanhoaphatgiao.com