Đức Phật Được Tạo Lập Tượng Và Tôn Thờ Như Thế Nào

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào? Xin cho biết sơ lược lịch sử của việc tạo lập hình tượng Đức Phật và ý nghĩa của việc tôn thờ tượng Phật?

Lê Văn Hoài, Phật tử chùa Long Sơn, Nha Trang

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Đức Phật cấm không cho tạo lập hình tượng ngài để tôn thờ và các tượng Phật được tạo nên rất lâu sau khi Đức Phật nhập diệt, vào khoảng thế k thứ I trước Tây lịch. Trước đó, chỉ có các biểu tượng về Phật giáo được tôn thờ như chữ Vạn, dấu chân Phật, pháp luân, cây bồ đề… (giống trường hợp của nhiều tôn giáo khác như Hỏa giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo…)

Mặt khác, trong Kinh Tăng Chi (bản Hán dịch) từ một dịch bản Triều Tiên, có kể câu chuyện Đức Phật giảng pháp cho mẹ là Hoàng hậu Ma Da (Maya) đã mất và đang ở Tam thập tam thiên. Ngài rời thế giới này trong ba tháng. Vua Udaga nhớ Ngài, sai thợ chạm tượng Ngài. Đến khi Đức Phật trở lại, nhà vua trình Ngài bức tượng và Ngài giảng về công đức lớn của việc tạo dựng tượng Phật. Câu chuyện trên cũng được Ngài Pháp Hiển nhắc đến trong Phật Quốc và sau đó Ngài Huyền Trang cũng ghi lại trong Đại Đường Tây Vực ký. J .C. Hungtington cũng cho rằng tượng Phật đã xuất hiện ngay trong thời Phật tại thế. Trong đề tài Nguồn gốc của Tượng Phật (Origin of the Buddha Image), ông trích dẫn một đoạn trong Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự, qua đó Trưởng giả Cấp Cô Độc bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu Ngài cấm không cho làm tượng Ngài thì ít nhất chúng con cũng được Ngài cho phép làm tượng chư Bồ-tát tùy tùng của Ngài”. Đức Phật chấp thuận lời cầu xin ấy. Ta nhớ rằng Đức Phật trong các tiền kiếp đã là Bồ-tát và Ngài vẫn là Bồ-tát cho đến năm 36 tuổi mới thành Phật. Theo Hữu Bộ TỳNại-Da Tạp Sự, Đức Phật từng cho phép vẽ hình Ngài. Tuy nhiên, các tượng Phật (Phật tượng) của vua Udaga và các bức vẽ (đồ tượng) đã không còn nữa và các bức họa Ngài được bảo là được vẽ từ thời Ngài cũng đã mất hoặc nếu còn thì khó xác định niên đại. Trong các động Ajanta hay các động ở Pitalkhora, Kanheri, Bhaja, Karla… được tạo lập từ thế k II trước Tây lịch đều không có tượng Phật. Các động thuộc thế k I trước Tây lịch thì lại có tượng Phật trong các hốc tường ở bốn phía. Một số đồng tiền hình tròn bằng vàng và đồng thời vua Kanishka (Ca-nị-sắc-ca – trị vì từ năm 78) có khắc hình Phật ở mặt sau. Ở chùa Seirya (Kyoto – Nhật Bản) hiện có một tượng Phật được mang từ Trung Quốc sang vào năm 986 và được cho rằng tượng Phật này được khắc đúng theo tượng của vua Udaga trong thời Phật.

Phật giáo Đại thừa phát triển kinh điển đề cao công đức khắc họa tượng Phật, việc tô vẽ hay xây, đúc, đắp tượng Phật được phát triển mạnh, nhất là ở Ấn Độ, Afganistan, Pakistan (từ thế k I trước Tây lịch), sau đó lại càng phát triển mạnh hơn ở Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Tượng Phật được tìm thấy ở nhiều nơi, qua nhiều thời đại, có những đường nét, thể cách thay đổi đa dạng tùy theo văn hóa, văn minh của các dân tộc (kể cả những nét pha trộn điêu khắc Hy Lạp), nhưng nét chung vẫn là khuôn mặt hiền từ, đôi tai dài, đỉnh đầu có nhục kế… Tất cả đều tỏa ánh trí tuệ, từ bi. Hiển nhiên, nét chung này vốn bắt nguồn từ tôn dung của chính Đức Phật khi Ngài còn tại thế.

Chúng ta tôn thờ tượng Phật không phải như cầu xin đấng tối cao ban phước, tha tội, không xem Đức Phật là bức tượng. Chúng ta xem tượng Phậtphương tiện (dù vô cùng thiêng liêng) để tưởng nhớ đến Đức Phật, đến đức từ bi, trí tuệ của Ngài. Chúng ta tỏ lòng thành kính, biết ơn Ngài đã vạch con đường cứu khổ, giải thoát cho loài người. Chúng ta quyết noi theo lời dạy của ngài, quyết tâm nuôi dưỡng trí tuệ và lòng từ bi, thực hành thiền định, duy trì sự thanh thản, h lạc trong tâm hồn; từ đó, sống hiền hòa, góp phần xây dựng an bình, hạnh phúc, tình yêu rộng lớn cho mọi người, mọi loài.

Triết gia Keyserling nói: “Tôi biết trên đời này không có gì vĩ đại hơn hình ảnh Đức Phật. Hình ảnh ấy là hiện thân tuyệt đối hoàn hảo của tinh thần”. Hãy tôn thờ, chiêm ngưỡng tượng Phật trong ý nghĩa ấy.

http://tapchivanhoaphatgiao.com