“Nhược hữu chúng sanh dục sanh ngã quốc, chí tâm tín nhạo nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả bất thủ chánh giác”

Hỏi:
Đức Phật A Di Đà nói “nhược hữu chúng sanh dục sanh ngã quốc, chí tâm tín nhạo nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả bất thủ chánh giác”. Xin Thầy giải thích?

Đáp:
Lúc gần lâm chung có mười câu niệm Phật được vãng sanh Tây phương, nhưng phải tu đúng  tông chỉ Tịnh độ; tức là phải phát đại nguyện, thực hành đại nguyện của mình phát. Nếu theo đúng tông chỉ, khỏi cần mười niệmchỉ một niệm cũng được vãng sanh.

Trái lại, không đúng  tông chỉ, dù có một trăm ngàn niệm cũng không được vãng sanh. Cho nên cần nhất là thực hành đại nguyện. Kinh Di Đà nói “đã phát nguyện thì đã vãng sanh, đương phát nguyện thì đương vãng sanh, sau này phát nguyện thì sau này vãng sanh” là chú trọng cái nguyện. Quyết định được vãng sanh là do cái nguyện.

Nguyện gồm có hai thứ: tiểu nguyện và đại nguyện.

Nếu phát tiểu nguyện là chỉ cầu cho một mình được vãng sanh thì trái với nhân quả, nên không được vãng sanh. Tại sao? Vì vãng sanhkhông thể chết nữa, tiếp tục tu đến thành Phật. Bởi vãng sanhcõi Cực Lạc nghe gió thổi chim kêu đều làm cho mình thích tu, như mình ở đây ham tiền vậy, tự nhiên rồi sẽ thành Phật. Vãng sanhkhông chết, làm sao đi đầu thai để trả nợ?
Từ nhỏ đến lớn, tự xét mình có giết một con kiến không? Có ăn cá ăn tôm không? Có ăn thịt heo thịt gà không? Nếu có phải đầu thai để trả nợ trước, chứ đâu được vãng sanh. Bởi vì theo nhân quả thì nhân nào quả nấy, như kinh Pháp Hoa nói “như thị nhân như thị quả”. Nếu chỉ cầu cho mình vãng sanhkhông trả nợ sao? Phải đầu thai để trả nợ trước chứ! Như vậy tiểu nguyện không thể vãng sanh, phải phát đại nguyện.

Đại nguyện là hồi hướng, mà bây giờ nhiều người hiểu lầm hai chữ hồi hướng; hai chữ hồi hướng theo Giáo môn là phá ngã chấp. Giáo môn có Thập hồi hướng, qua Thập hồi hướng lên Sơ địa (phá hết ngã chấp lên Bồ tát Sơ địa).

Người ta lấy hồi hướng để tăng cường ngã chấp. Tại sao? Vì nói là cái này công đức của tôi, tôi thương người này, tôi hồi hướng cho người này; tôi thương người kia, tôi hồi hướng cho người kia; lấy tôi làm chủ muốn cho người nào cũng được. Đó là ngã.

Hồi hướng là tất cả công đức của tôi, làm tất cả phước thiện, cúng dường Tam bảo đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, tôi chỉ là một trong chúng sanh. Cho nên, phát đại nguyện không phải một mình tôi được vãng sanh, mà tất cả chúng sanh đều được vãng sanh; tất cả chủ nợ mạng, chủ nợ thịt đều cùng với tôi được vãng sanh, không sót một chúng sanh nào mới là đại nguyện.
Phát đại nguyện thì đối với chúng sanh bình đẳng, nếu mình đã vãng sanh rồi tu thành Phật trở lại độ những người chưa vãng sanh. Phát đại nguyện phải thực hành đại nguyện của mình phát.

Tôi đã hoằng Tịnh độ mười mấy năm, gặp nhiều người tu Tịnh độ không coi chúng sanh bình đẳng. Đừng nói đối với thú vật, mà đối với con người cũng không bình đẳng. Vậy đối với con chó, con mèo, con chuột, con kiến, con muỗi… làm sao bình đẳng? Vì muỗi chích tôi nên tôi phải đập nó, con chó dơ dấy gần tôi nên tôi phải đá cho nó đi. Nếu đối với chúng sanh không bình đẳng thì nghịch với đại nguyện mình phát. Như vậy là nguyện suông nguyện giả, làm sao vãng sanh? Cho nên chỗ này rất khó.

Trương mục trong ngân hàng của mình không có tiền, nhưng mình thiếu nợ người ta; mình biên nhận cho người ta là năm mười sau mới trả, mỗi ngày có bao tiền nạp vô ngân hàng. Người ta đem biên nhận đến ngân hàng mới lãnh được tiền. Trong ngân hàng không có tiền, sau này người ta đến ngân hàng lấy tiền không có thì mình phải bị bắt ở tù.

Mình không thực hành đại nguyện của mình phát là có tội, không có đức làm sao được vãng sanh! Cho nên phát đại nguyện và thực hành đại nguyện của mình phát (mỗi ngày nạp tiền vô ngân hàng, mình biên nhận mới có giá trị). Người ta cho ăn chay, niệm Phật, tụng kinh gõ mõ là Tịnh độ. Kỳ thật không phải Tịnh độ, phải đúng theo tông chỉ Tịnh độ là Tín, Nguyện, Hành