Tánh Tình

Một thiền sinh tới gặp Thiền sư Bankei và than phiền: “Bạch Thầy, con có một tánh xấu bất trị. Làm sao con sửa chữa được?

Bankei đáp: “con có cái gì lạ lắm sao? Hãy đưa thầy xem nào!”

Thiền sinh nói: “Ngay bây giờ con không thể tỏ lộ cho thầy được”.

Bankei hỏi: “Vậy khi nào con có thể tỏ lộ cho thầy biết?

“Thiền sinh đáp: “nó xuất hiện bất ngờ lắm”

Bankei kết luận:

– “Rồi, nó không phải là bản tánh chân thật của con. Nếu nó là bản tánh của con, con có thể tỏ cho thầy được bất cứ lúc nào. Khi mới sinh con không có nó và cha mẹ con cũng không cho con được, hãy suy nghĩ kỹ đi!”

CÂU HỎI GỢI Ý

1/ Bạn nghĩ sao việc Thiền sinh tới gặp Thiền sư Bankei tỏ lộ mối ưu tư sâu kín của mình?

2/ Hãy chứng minh Thiền sư là một nhà tâm lý trị liệu chứng bệnh tâm thần? Tại sao có chứng bệnh nan trị  như vậy?

3/ Thử phê bình quan niệm: “Nhân chi sơ tánh bản thiện” của Lão giáo? Có khác quan niệm Phật Giáo?

4/ Thiền sinh tu lạc thiềnthiền sư gỡ, thiền sư tu lạc pháp ai gỡ?

5/ Tánh tìnhtập quán khác hay giống nhau? Thử nêu những điểm quan yếu, từ đó rút ra được bài học tu tâm sửa tánh.

NHẬN XÉT GÓP Ý 

1/ Nhắm đối tượng đáng tin cậy ta mới dám thố lộ tâm tư, tình cảm của mình cho vơi bớt gánh nặng hay tâm sự thầm kín với người nào đó. Thường là bằng hữu hay người thầy sành tâm lý như là điểm tựa hay chiếc phao cho ta nương bám gởi trao thân phận. Thiền sinh tới gặp thiền sư Bankei bày tỏ mối ưu tư sâu kín của mình không ngoài hệ quả đó.

2/ Trên lập cước tổng quát: thiền sư là một nhà tâm lý trị liệu chứng bệnh tâm thần, điều đó quả không sai. Nhưng trên thực tế, vấn đề lại đa dạng, chi li hơn nhiều, không giống công thức toán học: hai cộng với hai thành bốn được. Bịnh tâm thần hay cũng chính là căn bịnh thời đại, nên ta không thấy xảy ra trong các xã hội nông nghiệp trước đây. Như ta biết, nhu cầu đời sống vật chất càng cao, càng đòi hỏi con người vật lộn, phấn đấu với môi trường sống càng nhiều, thì bịnh tâm thần càng có cơ hội phát triển mạnh.

3/ Quan niệm cho rằng con người lúc mới sanh ra mang sẳn bản tánh thiện, e không còn thích hợp với loài người trong xã hội văn minh khoa học tân tiến như hiện tại. Tại sao có những đứa trẻ mới lên bốn, năm tuổi đầu đã phạm tội ác? Do đó với tầm nhìn về nhân sinh như thế có phần chủ quan, không chính xác và cần phải nhìn vào thực tế cuộc sống hơn.

4/ Không ai mặc áo quá đầu là câu nói quen thuộc trong dân gian Việt nam từ ngàn xưa cho tới nay. Dụng ý nhằm giáo dục con cháu các thế hệ tương lai, cho dù sau này lớn lên làm tới cấp bậc gì, ở đâu cũng chỉ là người con của dòng họ, xóm làng; để không xa rời tổ tiên cội nguồn. Ðặt vấn đề so sánh giữa thầy trò như thế là không công bình và phạm lỗi của kẻ “ăn xổi ở thì” hay”ăn cháo đá bát”.

5/ Nhà tâm lý học Lalande định nghĩa “tánh tình là toàn thể những lối suy nghĩ và phản ứng thông thường, quen thuộc, phân biệt từng cá nhân một”. Theo đó, các nhà tâmkhám phá ra một số các yếu tố đơn giản, bẩm sinh tạo nên cơ bản cho tánh tình con người gồm: cảm xúc tính (emotion), hoạt động tính (activity) và phản ứng tính (retentissenment). Tập quán định nghĩa theo hai cách:

a/ Theo nguyên ngữ: tập quán là môït sinh hoạt bền vững được cá nhân đắc thủ nhờ sự tập luyện (tập và quán).

b/ Theo phân tích: tập quán là một năng hướng bền vững và đắc thủ nhờ đó cá nhân thực hiện được một số hành vi mà không cần phải cố gắng. Tập quán xét theo phạm vi gồm có tập quán chịu đựng, vận động, tập quán của trí tuệ hay tâm linh. Theo các nhà tâm lý học Maine De Biran và P. Guillaume còn phân biệt tập quán xét theo tính chất như thụ động, những tập quán chủ động v.v…

Như thế ta không nên lẫn lộn giữa tánh tìnhtập quán được.

Nguồn:tuvienquangduc.com.au