Thân Phật Bồ Tát cũng giống thân thể của phàm phu, cũng có máu có thịt, xin hỏi tại sao lại không sanh không diệt?

Hỏi:   Từ tượng vẽ để xem thì thân Phật Bồ Tát cũng giống thân thể của phàm phu, cũng có máu có thịt, xin hỏi tại sao lại không sanh không diệt?

Ðáp:   Tượng vẽ và tượng bằng nhựa mà bạn nhìn thấy có sanh có diệt, ứng hóa thân của Phật Bồ Tát cũng có sanh có diệt.  Tuy đức Phật A Di Ðà có thọ mạng rất dài, tương lai cũng có lúc sẽ nhập diệt.  Khi đức Phật A Di Ðà nhập niết bàn, buổi sáng nhập niết bàn, buổi chiều Quán Thế Âm Bồ Tát liền vào vị Phật, thị hiện thành Phật, ai nói khôngsanh diệt?

          Nói không sanh không diệt là nói ‘Pháp thân’, Pháp thân khôngsanh diệt, Báo thânsanh không diệt, Ứng hóa thânsanh có diệt.  Tây phương Cực Lạc thế giới có bốn cõi, Ứng hoá thân của A Di Ðà Phật vẫn có sanh có diệt.  Hiện nay chúng ta cũng có ba thân, thân bằng máu thịt của chúng ta là ‘ứng thân’, thân này có sanh có diệt; chúng ta cũng có báo thân nhưng chưa chứng được; chúng ta cũng có pháp thân nhưng cũng chưa chứng được.  Pháp thâncăn tánh của sáu căn, căn tánh của sáu căn không sanh không diệt, ở mắt thì gọi là ‘tánh thấy’, ở tai thì gọi là ‘tánh nghe’, kiến văn giác tri (thấy nghe hiểu biết), cánh cửa của sáu căn phóng quang động địa, đó thì không sanh không diệt.

          Người thế gian nói ‘tinh thần không diệt’, tinh thần và thân thể hợp thành một.  Nhưng thân thểsanh diệt, tinh thần không diệt.  Chúng ta xem sách ngoại quốc nói về luân hồi, họ nói ‘linh hồn’ không sanh không diệt.  Linh hồn giống như người lái xe, thân thể giống chiếc xe, xin đừng coi chiếc xe thành chính mình, nếu không thì sai rồi.  Xe chạy hết mấy trăm ngàn dặm không thể chạy nữa thì bỏ đi đổi một chiếc xe mới, đây là ‘đầu thai chuyển thế’.  Thân này không dùng nữa, đổi một thân khác.  Thân thểsanh diệt, linh hồn khôngsanh diệt, sự nhận thức này so sánh còn cao hơn những sự hiểu biết thông thường.  Nhưng nhà Phật nói với chúng ta, linh hồn vẫn có sanh diệt, thật khôngsanh diệt là ‘cái tánh’ của linh hồn, trong nhà Phật gọi là ‘tâm tánh’, cái này không sanh diệt.