Thanh Sắc Như Huyễn

Lời dẫn: Tâm Kinh ghi: “Không có nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý; cũng không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp”. Thật sự không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp phải không? Nếu chúng ta không chấp trước sắc, thanh thì Có và Không giống nhau. Còn như chúng ta chấp nó thì như thế nào? Là chấp muôn sự muôn vật đều Có. Chấp Có lại như thế nào? Có tức là mê, giống như vào mê hồn trận, không biết đông, tây, nam, bắc; chẳng biết ra hướng nào. Vì nó mà chúng ta làm những việc bất trung, bất nghĩa; thậm chí gian xảo, chiếm đoạt, nham hiểm, lừa đảo đều là si mê, bất giác; suốt ngày chìm đắm trong mê muội. Vì thế, Đức Phật dạy:

Biết huyễn nên xa lìa.

Lìa huyễn là giác ngộ.

Người giác là“Đạo đúng thì tiến, đạo sai thì lui”. Tiến lui có đạo, bằng không thì vô đạo.

Ngày xưa có một ca sĩ rất nổi tiếng. Anh ta đi hát khắp mọi nơi đều là nơi rất đông người, nên fan hâm mộ rất nhiều. Mỗi khi anh ta hát nhạc trữ tình, giọng hát truyền cảm, trầm bổng, du dương làm cho người nghe cảm xúc dạt dào, vừa buồn vừa khóc. Ca sĩ này muốn chúng ta khóc thì chúng ta khóc, muốn chúng ta cười thì chúng ta cười, muốn chúng ta buồn thì chúng ta buồn, muốn chúng ta vui thì chúng ta vui. Thật là linh nghiệm hơn linh chú.

Nhà vua nghe được tin này, liền hỏi đại thần:

Trẫm nghe nói trong thành này có một ca sĩ rất nổi tiếng, dân chúng nghe hâm mộ rất đông. Chuyện này có thật không?

Đại thần thưa:

– Tâu bệ hạ! Hình như là có như vậy!

Khanh phải xác định có hay không, nếu sự thật có một ca sĩ như thế thì hãy mời anh ta vào cung để trẫm thưởng thức giọng ca.

– Tâu bệ hạ! Thần xin tuân chỉ!

Đại thần gặp ca sĩ nói chuyện, muốn mời anh ta vào cung để hát. Đại thần nói:

– Anh vào được trong cung hát cho hoàng thượng nghe là một vinh hạnh của đời anh, và anh cũng được nổi tiếng.

Ca sĩ đáp:

– Thưa đại nhân! Thảo dân làm nghề này chỉ vì cuộc sống, danh vọng không thật, ca ngợi rỗng tuếch, nó chẳng đem được cơm ăn, áo mặc cho thảo dân.

– Đúng lắm! Đúng lắm! Ở trước hoàng thượng anh nói hay như vậy, nhất định sẽ được ban thưởng ít nhiều.

– Thảo dân xin đa tạ đại nhân.

Do đó, ca sĩ theo đại thần vào trong cung. Anh ta ở trước nhà vua và đại thần bắt đầu hát. Đúng thật, giọng hát anh ta rất hay, lại truyền cảm; như áng mây ráng chiều, vừa đẹp vừa rực rỡ, giống như tiên nữ đang ca múa, quả thật anh ta làm cho người ta say mê đắm chìm trong tiếng hát. Nhà vua suy nghĩ: “Không biết ca sĩ này đã làm say mê bao nhiêu dân chúng, nhưng ta phải cho anh ta một bài học”. Ca sĩ hát xong, nhà vua bảo đại thần mang ra một nghìn lượng vàng đặt trước mặt anh ta, nhưng ý không nói là ban cho. Nhà vua nói:

– Mặc dù ngươi hát rất hay, nhưng tiếng hát chợt mất liền, để lại trẫm nỗi mừng hụt.

Ca sĩ thưa:

– Tâu bệ hạ! Tiếng hát vốn vừa hát lên thì bay theo gió thoảng, nhưng nó làm cho ngài vui tai.

– Cũng như trẫm để trước mặt ngươi một nghìn lượng vàng, nó làm cho ngươi vui mắt. Như thế, chẳng ai lấy được của ai, Ha.ha…

Ca sĩ rất tức mình, nhưng đành im lặng. Nếu nói tiếp chọc giận nhà vua thì bay đầu như chơi; vì thế, anh ta lặng lẽ trở về.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Mặc dù thanh sắc là giả, nhưng làm say mê không biết bao nhiêu anh hùng, hào kiệt từ xưa nay. Ngày xưa, anh hùng say đắm mỹ nhân. Tiếng hát cũng có thể làm cho tiên nhân ngũ thông mất hết thần thông. Xưa nay, rất nhiều anh hùng có thểtrâu sắt làm sao sợ tiếng rống sư tử, như người gỗ xem tranh Hoa Điểu” phải không? Cuộc đời này có bao nhiêu người không say mê thanh sắc? Có người nói: “Mê thì mê vậy thôi”. Có thể giải trí tạm thời cũng tốt! Nhưng âm thanh khắc sâu vào tâm thức của chúng ta, thật khó phai mờ. Đây chính là hạt giống tạo tội nghiệp, cũng là nguồn gốc sinh tử, luân hồi.

Nói về tâm lý của con người. Mỗi người đều có gặp việc không như ý muốn; hoặc gặp chuyện buồn đau. Lúc đó, chúng ta cần nhờ âm nhạc để giải trí, làm cho tinh thần bớt căng thẳng. Nhưng âm nhạc có tốt, có xấu; có chính, có tà. Có bài hát kích động tác dụng tâm lý chí lớn yêu nước của chúng ta tận trung, tận nghĩa. Nhưng cũng có bài làm cho chúng ta suy nghĩ sai lầm, chìm đắm trong men rượu và gái đẹp. Mọi người đều thích nghe nhạc tình ca lãng mạn, các nhà thơ (phổ nhạc), các nhạc sĩ cũng thích sáng tác những ca từ làm mọi người say đắm. Cho nên. người say mê thì nhiều mà người được lợi thì ít. Người tu hành cần phải tránh xa, như tránh loài rắn rết. Bởi vì, thanh sắc tuy huyễn ảo, nhưng để lại lòng người rất sâu sắc, cũng do đây mà trở thành nhiễm tịnh sai khác.