Trong Họa Có Phúc

Chuyện xảy ra khi Đức Thế Tôn ở tại tinh xá Trúc Lâm, liên quan đến một thầy T kheo hoàn tục. Thầy vốn là đệ tử của Trưởng lão Ðại Ca diếp, tuy đã đạt Tứ thiền nhưng một hôm đến chơi nhà ông chú làm thợ vàng, trông thấy nhiều đồ trang sức đẹp mắt liền sanh lòng tham luyến, bèn hoàn tục. Sau khi về nhà, thầy lại làm biếng chẳng chịu mó tay vào việc gì nên bị đuổi ra khỏi nhà. Từ đấy thầy kết bạn với kẻ xấu, chuyên sống bằng nghề cướp bóc. Một thời gian sau thầy bị bắt, hai tay bị trói chặt sau lưng, mang đi hành hình, trên đường cứ gặp mỗi ngã tư, họ lại dùng roi da đánh đập thầy tàn nhẫn.

Trưởng lão Ðại Ca diếp vào thành khất thực, thấy vị đệ tử hoàn tục bị dẫn ra cửa Nam để hành hình liền dùng thần lực làm cho dây trói lỏng đi, và bảo thầy:

– Ông hãy quán tưởng lại đề mục định như đã từng làm trước đây.

Vâng lời dạy, thầy bắt đầu thiền định, và nhập vào Tứ thiền. Lính áp tải đưa thầy đến pháp trường, bảo:

– Bọn ta sẽ cho ngươi chết.

Rồi chúng nung đỏ chông sắt lên. Nhưng tên cướp chẳng hề mảy may lo sợ. Lính xử tội nhân vây tứ phía đưa cao gươm giáo sáng lòa. Thấy tên cướp không tỏ vẻ sợ hãi, họ rất đỗi ngạc nhiên:

– Hãy nhìn người này xem. Ðứng giữa hàng trăm người lăm lăm vũ khí mà hắn chẳng hề run sợ. Thật là điều lạ lùng.

Quá kinh ngạc và thán phục, quân lính reo hò ầm ĩ, rồi tâu lên vua. Nghe hết chuyện, vua phán:

– Hãy thả người ấy ra.

Rồi vua và quan quân đến bạch Phật câu chuyện. Ðức Thế Tôn phóng hào quang, phân thân đến pháp trường nói kệ:

Lìa rừng lại hướng rừng

Thoát rừng chạy theo rừng

Nên xem người như vậy

Ðược thoát khỏi buộc rang

Lại chạy theo ràng buộc (PC.344).

Nghe pháp âm mầu nhiệm, thầy T kheo hoàn tục kia đang nằm trên bàn chông, lính vây quanh kín đặc, liền quán tưởng đề mục sanh tử, quán Tam pháp ấn, thấu rõ ngã không và đắc quả Dự lưu. Trong niềm an lạc của đạo quả vừa đắc, thầy bay lên hư không đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài. Ngay giữa chúng hội, trong đó có cả nhà vua, và liền đó thầy đắc quả A-la-hán. (Theo Truyện tích Pháp Cú)

—o0o—

Bài Học Đạo Lý

Một người tu thiền định đạt đến Tứ thiền (thiền Chỉ) là điều không phải dễ, có khi nhập định cả đời vẫn chưa đạt tới. Tứ thiền, một tâm thái “xả niệm thanh tịnh” vắng lặng thật sâu xa, yên tĩnh đến cực độ, xả ly tất cả mọi ý niệm nhỏ nhiệm nhất, kể cả “diệu lạc” vi tế của Tam thiền. Dù vậy, Tứ thiền chỉ có an tịnh, tức thành tựu định mà chưa có tuệ nên tham ái vẫn còn. Khi có cơ hội thì tham ái bộc phát, che lấp và hủy hoại công năng thiền định đã tu tập trước đó.

Vì thế, một thầy T kheo tu tập chứng đến Tứ thiền rồi nhưng chưa phát tuệ mà bị bất giác phiền não tham ái (thích giàu sang, sở hữu thật nhiều vàng bạc, trang sức khéo đẹp) lôi kéo đến độ phải hoàn tục là chuyện có thể hiểu được. Từ đây, tham áivô minh tiếp tục dẫn dắt vị thầy hoàn tục kia từng bước trượt dài vào con đường tội lỗi, gia nhập đảng cướp để nhanh chóng có được thật nhiều vàng bạc nhằm thỏa mãn mong ước của mình. Rồi ác báo hiện tiền, gieo gió gặt bão, thầy bị dẫn ra pháp trường đền tội.

Nhờ duyên lành xuất gia còn sót lại nên được Trưởng lão Đại Ca diếp đoái thương, nhắc nhở lại chuyện xưa, khuyên thầy nhập định vào Tứ thiền. Được sự hộ niệm của bậc Thánh tăng, và nhất là đối diện với giờ phút tử sanh nên niệmđịnh lực của thầy nhanh chóng tăng trưởng và phục hồi trọn vẹn, chứng đạt và an trụ Tứ thiền. Năng lực an tịnh vững chãi và bất động của Tứ thiền lớn như núi Tu di khiến cho quân lính gươm giáo sáng lòa bị nhiếp phục, nhờ đó mà thầy thoát chết.

Rồi Thế Tôn xuất hiện, ban cam lồ pháp thoại khiến cho thầy phát triển nhanh năng lực thiền Quán. Thầy bắt đầu thấy rõ sự sanh tử của kiếp người, sanh diệt của thân tâm, quán thấu lẽ vô thường khổ vô ngã, thấu triệt bản chất giả huyễn của thân tâm và cả thế giới này… liền chứng ngay quả Dự lưu, không lâu sau chứng A la hán trước mặt Thế Tôn cùng nhà vua và quan quân.

Trong họa có phúc, không chỉ thầy thoát khỏi tử tội mà thoát luôn đau khổ trầm luân sanh tử từ muôn kiếp.

TÂM NGUYỄN