AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Du
    ● Là tên xưa của Trùng Khánh. Trùng Khánh được đổi tên nhiều lần, thời cổ gọi là Ba, đời Tần gọi là Giang Châu, đến đời Tùy là Du Châu, đến thời Bắc Tống đổi thành Cung Châu. Trùng Khánh là tên được vua Tống Quang Tông đặt từ năm 1190. Khi còn là hoàng tử, vua được phong làm Cung Vương, thái(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Du Ấn
    ● Một lối in dùng mực pha dầu để in, ta thường gọi là quay ronéo.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Du Cẩn
    ● Du và Cẩn là tên những loài ngọc quý, chữ “Du Cẩn” thường được dùng để chỉ chung các loại ngọc quý, cũng như dùng làm mỹ từ để khen ngợi đức hạnh của người khác.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Dư Diêu
    ● Là một thành phố nhỏ ở phía Đông tỉnh Chiết Giang, phụ cận thành phố Ninh Ba. Tuy thế nơi này là quê hương của rất nhiều danh sĩ Trung Hoa như Vương Dương Minh, Hoàng Tông Hy, Hoàng Tông Vân, Nghiêm Tử Lăng, Từ Thu Bạch v.v…
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Du Già
    ● (Yoga) gần giống như thuật luyện khí của Đạo Tiên.Tiếng phạn “yoga”, dịch âm ra tiếng hán việt là “du già”, có nghĩa là tương ứng, hòa nhập, kết hợp; đó là phương pháp tu hành, tập luyện với mục đích làm cho cái hữu hình kết hợp với cái vô hình, cái hữu hạn tương ứng với cái vô hạn, cái tiểu(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Du Già Luận
    ● Có tên đầy đủ là Du Già Sư Địa Luận (Yogacārabhūmi) do Bồ Tát Di Lặc giảng, ngài Vô Trước ghi lại, ngài Huyền Trang dịch sang tiếng Hán. Đây là một trong những bộ luận căn bản cho tông Duy Thức, mà cũng là một bộ luận quan trọng cho những ai nghiên cứu giáo nghĩa Đại Thừa. Bộ luận này giảng(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Du Già Sư Địa Luận
    ● Gồm 100 quyển, do Bồ-tát Di Lặc nói, ngài Vô Trước ghi chép, pháp sư Huyền Trang dịch ra Hán văn vào đời Đường. Đó là bộ luận căn bản của Duy Thức học, nói về “diệu hữu” mà không đề cập đến “tính không”; chủ yếu là xương minh 17 cảnh giới quán hành của các sư tu pháp môn du già, cho nên gọi(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Du Già Sư Ðịa Luận Thích
    ● Là một quyển luận mang số 1580 trong Ðại chính Tân Tu Ðại Tạng Kinh. Du Già (Yoga), có nghĩa là “tương ứng”. Tương ứng có 5 nghĩa: 1) Tương ứng với cảnh: không trái với tự tính các pháp. 2) Tương ứng với hành: ứng hợp với sự song hành cả định và tuệ. 3) Tương ứng với lý: an lập cũng(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Du Già Thập Thất Ðịa
    ● (Saptadasabhumisasatra-Yogacaryabhumi) là quyển luận mà Bồ Tát Di Lặc khẩu truyền cho ngài Vô Trước.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Du Hí
    ● Người đời thường dùng từ “du hí” để chỉ cho việc đi đây đó vui chơi không mục đích; trong Phật Giáo, “du hí” có nghĩa là đi đó đây để giáo hóa độ sinh. Những ai đi đây đó giáo hóa độ sinh một cách Tự Tại, không bị bất cứ sức mạnh nào làm cho trở ngại, chùng bước, gọi là có “thần thông du hí”.

Tìm: