AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Diêm-la
    ● Gọi đủ là Diêm-ma-la-xã (Yama-Rãja) Trung-Hoa dịch nghĩa là “phọc” trăng-trói các tội-nhân. Theo Pháp-Uyển Châu-Lâm thì Diêm-la-vương trước kia là Tỳ-Sa Quốc-vương đánh nhau với Duy-Đà Như-Sinh-vương không nổi, tức, thề sẽ làm Địa-ngục-chúa để trị tội. Và, có 18 người bầy tôi cùng thề(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Diễm-ma-la-vương
    ● (Yama-rãja).Xưa gọi là “Diêm-la” hay “Diêm-vương”. Tàu dịch là “Phọc” (phược) trói buộc tội nhân; “song thế”vị này ở đời được hưởng thụ vui sướng và phải chịu cả sự khổ; “bình-đẳng-vương” trị tội bình-đẳng Diễm-ma-la-vương là một chức vị cai quản tất cả các việc trong địa-ngục.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Diêm-phù-đàn
    ● 閻浮檀 (sjambūdana-suvarṇa). Hán dịch là Lưu kim diêm phù 流金閻浮. Do chữ Jambūdiêm phù, có nghĩa là dòng sông chảy qua rừng cây; Dana 檀 đànlà sinh ra loại vàng quý Thắng kim. Ở giữa núi Hương tuý (s: Gandhamadana) và dãy Hy-mã-lạp-sơn có sông chảy qua rừng cây Diêm phù, vàng phát ra từ sông này(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Diêm-phù-đề
    ● 閻浮提, Skt. Jambudvìpa, Pali. Jambudìpa. Tên gọi đầy đủ là Diêm-phù-na-đề, Jambu là tên cây, dịch nghĩa là “tinh kim”, vì dưới cây này có vàng nên gọi tên cây như thế, dvìpa dịch là châu. Cách dịch Phạn-Hán: Diêm-phù châu, Thiệm-bộ châu (Lãnh thổ Ấn Ðộ thời xưa, về sau chỉ cho thế giới nhân(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Diện Môn
    ● 面門 (S: mukha). Có ba cách hiểu: Một là miệng, hai là toàn bộ khuôn mặt, ba là khoảng giữa mũi và miệng. Cách hiểu thứ nhất căn cứ theo kinh Hoa Nghiêm bản dịch đời Đường (sách Thám Huyền Ký): “Tức ư Diện Môn chúng xỉ chi gian, phóng Phật Sát vi trần số quang minh” (Từ nơi răng trong miệng,(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Diện Nhiên Đại Sĩ
    ● Chính là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, đại biểu cho quỷ vương trong nghi Du Già Diệm Khẩu. Theo Phật Thuyết Cứu Diện Nhiên Ngạ Quỷ Đà La Ni Thần Chú Kinh, Diện Nhiên chính là tên của một ngạ quỷ mặt xanh, nanh nhọn hoắt, nét mặt dữ tợn, miệng bốc lửa, lưỡi thè ra cả tấc, nên có tên là(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Diệp Mạn
    ● (Tên thật là Lưu Thế Luân), người Hồ Nam, sanh năm 1914, vợ ông Điền Bảo Đại, được coi là một chuyên gia văn hóa quán thông Nho - Đạo - Phật của Đài Loan. Ông Điền, chồng bà ta, từng làm đại sư tại Mỹ, Nhật, Phi Luật Tân, Úc v.v... Bà ta sáng lập Văn Hiền Học Hội nhằm truyền bá Tam Giáo,(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Diệp Y Quán Âm
    ● (Parn’savari) vị bồ tát đắp y bằng lá sen, là một biến hóa thân thứ 32 trong 33 thân. Trong Thai tạng giới mạn đà la, Diệp Y Quán Âm có vị trí trong viện Quán Âm, mật hiệu là Dị Hạnh kim cang, toàn thân màu thịt, tay trái cầm sợi dây, tay phải cầm cây gậy, gối phải co lại dựng thẳng đứng,(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Diệp Y Quán Tự Tại Bồ Tát
    ● (Parna-Savari) có hình dạng như thiên nữ, trên đầu đội mão báu, trên mão có Vô Lượng Thọ Phật ngồi. Thân Bồ Tát có bốn tay, trang nghiêm bằng anh lạc, vòng vàng, xuyến vàng, cánh tay thứ nhất bên phải đặt ngang ngực cầm quả Cát Tường, cánh tay phải thứ hai Kết Ấn Thí Nguyện, cánh tay trái(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Diệt Tẩn
    ● 滅擯 (S: Nāśanīyaṃ): một khoa xử tội trong giới luật, một trong bảy cách trị phạt các tì-kheo hoặc chỉ cho sự tước đoạt tăng tịch, cho nên còn gọi là Tước tịch. Đối với tì-kheo phạm vào trọng tội mà trong tâm không hối hận thì loại bỏ tăng tịch của vị ấy và đuổi đi. Tội ấy tương đương với tội(...)

Tìm: