AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam-bà-la
    ● (三婆羅) còn gọi là tam-bạt-la, tam-phược-la, dịch là cấm giới, hộ trì. Cấm giới giúp cho người không đọa vào ba đường dữ. Cũng gọi là giới thể vô biểu sắc. Ở đây, tam-bà-la có nghĩa là chánh tu và số tu.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Đức
    ● Ba đức tánh của chân tâm, tức giải thoát, Niết Bàn và Bát Nhã.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam Đức Bí Tạng
    ● Kho bí mật ba đức, tức Giải Thoát, Bát Nhã và Pháp Thân.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tâm-hành-xứ Diệt
    ● Nói đủ là “tâm-hành-xứ diệt, ngôn-ngữ-đạo đoạn”. Là chân-lý cứu-cánh. Đường ngôn-ngữ dứt (ngôn-ngữ-đạo đoạn). Không thể ngôn-thuyết được; chỗ tâm-niệm diệt (tâm-hành-xứ-diệt), không thể nhớ nghĩ được. Đó là cảnh-giới bất-khả tư-nghị.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam-ma-bạt-đề
    ● (Samapati), tức đẳng trì : chỉ cho vô tưởng định và diệt tận định, là định mà không còn thọ tưởng. Đẳng là đều đều, liên tục, giống nhau, không có phân biệt. Trì là duy trì giữ gìn cho lâu dài.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam-ma-đề
    ● Hay “tam-ma-địa”, hoặc “tam-ma”, cũng tức là “tam muội”, dịch ra Hán ngữ là “định”.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam-muội
    ● 三昧 (S: samādhi) thiền định, chính định, tức không phải tà định, cũng gọi là chánh thọ, không còn thọ nhận các cảm thọ nên gọi là chánh thọ.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam-muội Không
    ● Ý nói nơi A-lan-nhã là nơi tu định, nơi này cũng ví như hư-không hàm-tàng muôn vật, muôn vật đều hàm-tàng trong hư-không, như mọi môn định đều tự nơi A-lan-nhã mà sinh-trưởng.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tam-muội Môn
    ● Chỉ cho định tăng thượng, tức các Tam-muội, có năng lực tùy ý muốn mà thọ sanh và thi thiết thần thông biến hóa để hóa độ chúng sanh. Đà-la-ni môn chỉ cho tuệ tăng thượng, tức trí vô phân biệt, có năng lực tóm thâu, gìn giữ vô lượng Phật pháp không cho quên sót. Bồ Tát ở địa thứ mười có được(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Tám-nạn
    ● Đây là nói tám chỗ chướng ngại cho sự thấy Phật, nghe pháp : 1) Nơi địa-ngục. 2) Nơi ngã-quỷ. 3) Nơi súc-sinh. 4) Nơi châu Uất-Đan-Việt thuộc phương Bắc núi Tu-Di (cũng gọi là Bắc-Câu-Lư-Châu) có nhiều sự vui vẻ. 5) Nơi cõi trời Trường-thọ (tức là cõi Sắc, cõi Vô-Sắc) hưởng(...)

Tìm: