AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội A Hoanh
    ● (阿訇 ahong) nghĩa là thầy tế Hồi giáo cũng có nguồn gốc từ chữ Akhoond. Akhoond (akhund hay akond) trong tiếng Iran nghĩa là một thầy cúng đạo Hồi, thường dùng ở Iran và Azerbaijan. Akhoond có nhiệm vụ hướng dẫn các buổi cúng tế, cầu nguyện trong nhà thờ Hồi giáo. Tuy nhiên trong vài thập(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội A La Ba
    ● Ngang hàng với Olympic, là hai thánh địa lớn của thời cổ Hy Lạp. Lấy mặt trời, thần A Bà La làm trung tâm tế bái. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội A La Hán
    ● Tàu dịch là bất lai hay vô sanh, không sanh lại nhân gian nữa mà được giải thoát, giác ngộ. Quả vị cao tột trong 4 Thánh quả của hàng Tiểu Thừa. So sánh quả vị của Ðại Thừa thì tương đương như Bồ Tát, nhưng hàng A La Hán không phát nguyện độ sanh như Bồ Tát; vì tự cho đã mãn nguyện nên không(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội A La La
    ● Danh từ Hán Việt dịch âm ngắn gọn của chữ Alàra-Kàlàma (Ba Lị), Àràda-Kàlàma (Phạn) hay Ararakaran (Nhật). Tên vị đạo sĩ thái tử Tất Ðạt Ða đến hỏi đạo giải thoát ngay sau khi Ngài rời cung điện đi xuất gia và trở thành nhà tu khổ hạnh. Ðược biết đạo sĩ A La La là một triết gia theo phái Số(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội A Lê Lặc
    ● Tên gọi được phiên âm từ Phạn ngữ Haritaki, nên trong một số kinh luật cũng được đọc là ha-lê-lặc. Theo Phật Quang Đại từ điển thì loại cây này có tên khoa học là terminalia chebula, là loại cây ăn trái sinh sản ở các vùng Lĩnh Nam (Trung Quốc), bán đảo Trung Nam, Ấn Độ v.v... Thân cây giống(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội A Lệ Tán
    ● Ốc Đảo. Tức Alasanda, một thị trấn do A Lịch Sơn đại đế thành lập, nguyên gọi là Alexandrie sous caucase ở về phía tây cuối rặng Thông Lãnh (Hindukush), trên con đường giao thông giữa Bắc Trung Hoa và Tiểu Á Tế Á, quẹo xuống Ấn Ðộ, thị trấn nầy trước khi chưa thành lập nguyên là một ốc đảo.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội A Ma Lặc
    ● Thứ trái cây hình giống trái Binh Lang (trái cau) ăn nó trừ được bịnh phong lãnh. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội A Na
    ● A Na, Bát Na: Dịch nghĩa là sổ tức quán, phép quán tưởng số hơi thở vô và thở ra. Tức niệm phép ngồi thiền để ý về hơi thở. Tức là pháp tu luyện về hơi thở. Trong Kinh có giải : A Na nghĩa là đưa hơi thở vào mình và giữ nó lại; Bát Na là dẫn hơi thở từ trong mình và cho ra ngoài.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội A Na Bát Na
    ● Dịch nghĩa là sổ tức quán, phép quán tưởng số hơi thở vô và thở ra. Tức niệm phép ngồi thiền để ý về hơi thở. Tức là pháp tu luyện về hơi thở. Trong Kinh có giải: A Na nghĩa là đưa hơi thở vào mình và giữ nó lại; Bát Na là dẫn hơi thở từ trong mình và cho ra ngoài.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội A Na Hàm
    ● (Anàgàmi) dịch là bất lai, có nghĩa là không còn trở lại dục giới nữa, quả vị này sanh ngay lên cõi trời Ngũ Bất Hoàn, tu cho đến khi chứng quả A La hán

Tìm: