Làm Thế Nào Cỏ Cây Giác Ngộ?

Vào thời kỳ Kamakura (Kiêm Thương: tk 13) Shinkan học phái Thiên Thai 6 năm; sau học thiền 7 năm, và rồi sang Trung Quốc nghiên cứu thiền hơn 13 năm nữa.

Khi trở về Nhật, nhiều người muốn viếng thăm và hỏi sư nhiều câu hóc búa. Nhưng khi tiếp khách thường Shinkan hiếm khi trả lời những câu hỏi của khách. Một hôm có một thiền sinh 50 tuổi đạo tới hỏi Shinkan: “tôi đã học tông Thiên Thai từ nhỏ, nhưng có một điều tôi không hiểu nổi, Thiên Thai dạy rằng ngay cả cỏ cây cũng có thể thành Phật. Ðối với tôi, điều này dường như quá lạ lùng!”

Bàn cãi làm thế nào cây cỏ giác ngộ có ích chi đâu. Shinkan nói: vấn đề là làm thế nào ông được giác ngộ. Ông có xét thấy điều này không? Thiền sinh lớn tuổi đáp:

–   Tôi chưa bao giờ nghĩ điều này cả!

  Shinkan kết thúc:

–   Rồi, hãy về suy nghĩ kỹ xem!

Câu hỏi gợi ý

1)     Câu hỏi được nêu ra mà cố lờ không trả lời, có phải là điều bất lịch sự?

2)     Cố né tránh không trả lời những vấn đề khó, phải chăng Shinkan chưa thâm nhập Phật pháp?

3)     Shinkan có giúp khai ngộ chỗ bế tắc cho thiền sinh lớn tuổi kia không? Tại sao?

4)     Tại sao Shinkan không đáp ngay câu hỏi: làm thế nào cây cỏ giác ngộ? Lại vặn hỏi lại: làm thế nào ông được giác ngộ? Có tác dụng gì với người hỏi?

5)     Loài hữu tình có tri giác thì có thể giác ngộ thành Phật được; còn loài vô tình như cây cỏ không có tri giác làm sao có thể giác ngộ được?

NHẬN XÉT GÓP Ý 

1) Dòng đời cứ mãi quay theo hai chiều thuận nghịch. Hễ cái gì thuận là được hầu hết mọi người biểu đồng tình tán đồng cổ võ, và ít có ai chịu nghĩ ngược lại và làm khác đi, để xét xem việc gì xảy ra như các hiện tượng trong thiên nhiên chẳng hạn; giông bão, sấm, chớp v.v…và dòng biến diệt con người sanh, già, bệnh, chết v.v…Và không còn thì giờ để tra vấn mọi thị phi đối đãi với nhau.

2) Tưởng trong đời chúng ta nên vài lần né tránh: không chấp nhận tà thuyết, không để bị lôi cuốn vào đường ma lối qu, cũng như không sẵn sàng nhận vật dâng biếu, và ngay cả mặc nhiên không đáp những vấn đề khúc mắc; Shinkan hành xử đúng theo chân tinh thần từ bi vô ngã của đạo Phật vậy.

3) Ngay như đức Phật còn tuyên bố: Ta không giúp các ngươi giác ngộ mà hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Như Lai cũng chỉđạo sư trên nguyên tắc. Nếu nói rằng Shinkan khai ngộ được cho thiền sinh lớn tuổi, đó cũng chỉ là lối nói gượng ép mà thôi. Vấn đề là người trực diện có mở lòng để đón nhận được tất cả những gì được trao truyền hay không?

4) Các vị thiền sư thường có những hành tung phi phàm khi nhìn vào đối tượng để rộng đường hóa độ tha nhân. Vì thế, các Ngài không ngần ngại gì mà không dùng những cú hét như trời long đất lỡ, những trận đòn chí tử giáng xuống người môn đệ, miễn sao làm bừng vỡ khối u mê nặng trĩu trong lòng, dù có phải bị thiệt thòi, phạm lỗi.

5) Bài Sám Quy Mạng, đoạn kết có những câu:

“Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng

Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí

không dù có chuyển di,

Nguyện con muôn kiếp chẳng hề lung lay

Nguyện cùng vạn phápa nay,

Hoàn thành trí nghiệp vững cây Bồ Ðề

          (TS Nhất Hạnh dịch)

Hay trong lời phục nguyện cũng có câu này; tình dữ vô tình đồng thành Phật đạo (nguyện cho loài hữu tình và loài vô tình đều thành Phật đạo).

Tìnhchúng sanhtâm thức như người, trời, loài vật; còn vô tình là loài vô tri như gỗ đá, cây cỏ. Nguyện cho loài hữu tình thành Phật là điều hợp lý, còn loài vô tình làm sao thành Phật?

H.T Thanh Từ giải đáp trong cuốn Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục tr 166 (do thiền viện Thường Chiếu VN ấn hành năm 96) như sau:

“Ðó là vấn đề nếu nghiên cứu trên lý thuyết thì thấy rắc rối, còn nếu có thực hành thì chẳng có gì rắc rối. Ví dụ người bị mờ mắt nhìn thấy cái gì cũng mờ mờ, người sáng mắt thì thấy cái gì cũng sáng rõ ràng. Cũng vậy, khi chúng ta mê thì nhìn thấy cái gì chung quanh đều mê. Khi ngộ chúng ta thấy người, vật đều ngộ, tức là loài hữu tìnhtình đều ở trong cái thấy giác ngộ của chúng ta.

Hoặc nói chúng ta giác ngộ thấy tất cả đều là Phật đạo, thấy người, thấy súc vật (hữu tình), thấy cây cỏ, thấy đá sỏi (vô tình) thấy tất cả đều là Phật đạo. Chớ không phải chúng ta tu thành Phật rồi cây cỏ, đá sỏi cũng thành Phật theo. Do mê nên thấy tất cả đều mê, do giác nên thấy tất cả đều giác; gọi là tề thành Phật đạo. Hiểu như thế mới thông suốt, bằng không thì thấy kẹt thấy rắc rối “.

Nguồn:tuvienquangduc.com.au