Sư họ Phan quê ở Phú Dương. Mẹ nằm mộng thấy nuốt ánh sáng mặt trời mà có thai, đến khi sanh hương lạ xông khắp nhà, nên đặt tên Sư là Hương Quang. Lên chín tuổi Sư xuất gia, hai mươi mốt tuổi thọ giới. Sau đến Trường An lễ pháp sư Phục Lễ học kinh Hoa Nghiêm, luận Khởi Tín. Pháp sư Phục Lễ dạy bài tụng Chân Vọng, bắt tu Thiền na. Đạo Lâm hỏi:
– Khởi đầu làm sao quán? Làm sao dụng tâm?
Phục Lễ làm thinh chẳng nói. Sư lạy ba lễ lui ra. Sau Pháp Khâm đến cung vua, Đạo Lâm đến yết kiếnbèn được chánh pháp.
Sư từ khi được tâm ấn của Pháp Khâm, liền đến chùa Vĩnh Phước ở Cô Sơn, có tháp Phật Bích Chi. Lúc đó đạo tục đang làm pháp hội. Ngài chống gậy đi vào, pháp sư Thao Quang hỏi:
– Đây là pháp hội, sao ông làm ồn thế?
Sư đáp:
– Không gây tiếng ồn ai biết là hội.
Sau Ngài thấy núi Tần Vọng, rặng tùng xoay vòng quanh như bảo cái bèn leo lên ở. Vì thế được gọi là thiền sư Điểu Khòa (ổ chim), lại có một ổ chim khác bên cạnh, tự nhiên quen thuộc, nên Sư còn được gọi là Hòa thượng Thước Sào.
Có Lục cung sứ là Ngô Nguyên Khanh, người Hàng Châu, thông minh mẫn ngộ, vua Hiến Tông rất ưa thích. Một hôm ở cung Chiêu Dương, thấy hoa cỏ tốt tươi, đang bồi hồi thưởng ngoạn chợt nghe trên không trung có tiếng:
– Những tướng hư huyễn, nở rụng không dừng, hay hoại căn lành, nhơn giả đâu nên hưởng chúng.
Nguyên Khanh bừng tỉnh, muốn thoát trần tục, vào năn nỉ vua, vua cho về nhà. Nhân pháp sư Thao Quang yết kiến Đạo Lâm, ông theo thưa:
– Đệ tử bảy tuổi đã ăn chay, mười một tuổi thọ ngũ giới, năm nay hai mươi hai tuổi, định xuất gia nên đã nghỉ làm quan. Mong Hòa thượng độ con làm tăng.
Ngài Đạo Lâm bảo:
– Đời nay làm tăng, ít người chịu tinh khổ, tính hạnh phần nhiều hời hợt.
Vốn sạch đâu cần mài giũa
(Bổn tịnh phi trác ma
Đạo Lâm nói:
– Ông nếu rõ thể của tịnh trí diệu viên tự không tịch, tức là chân xuất gia, đâu cần tướng bên ngoài. Ông nên làm Bồ tát tại gia, tu bố thí và trì giới, như bọn ông Tôn Hứa đi.
– Lý tuy như vậy nhưng chẳng phải chí của con. Cúi mong Thầy từ bi nhiếp thọ, con thể tuân theo lời Thầy dạy.
Thưa thỉnh đến ba lần mà Đạo Lâm vẫn chẳng nhận. Thao Quang khuyên:
– Cung sứ chưa hề lấy vợ, cũng không nuôi thị nữ. Thiền sư nếu không thâu nhận thì ai độ ông ta.
Đạo Lâm bèn cho xuất gia, thọ giới đặt pháp hiệu là Hội Thông. Từ đó ông ngày đêm tinh tấn tụng kinhĐại thừa, tu tập An ban Tam muội. Rồi bỗng một hôm ông từ giã thầy xin đi du phương. Đạo Lâm hỏi:
– Ông định đến đâu?
Ông thưa:
– Hội Thông vì pháp mà xuất gia. Hòa thượng chẳng rủ lòng lòng chỉ dạy, nay con đến các nơi học Phật pháp.
Đạo lâm nói:
– Nếu là Phật pháp, thì trong đây ta cũng có chút ít.
– Thế nào là Phật pháp của Hòa thượng?
Đao Lâm rút một sợi vải trên người, đưa lên thổi. Hội Thông bèn ngộ huyền chỉ, đời gọi là thị giả Bố Mao (lông vải). Hội Thông sau trụ ở Chiêu Hiền, đến đời Vũ Tông phế giáo, ông vào núi sâu ẩn, sau cùng chẳng biết thế nào.
Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên, đời Đường khoảng 772-846 làm Thái thú Hàng Châu. Niên hiệu Trường Khánh năm thứ hai (822), nhân vào núi yết kiến Đạo Lâm, thấy Ngài ngồi trên ổ chim mới hỏi:
– Chỗ ở của Thiền sư nguy hiểm quá vậy?
Đạo Lâm nói:
– Thái thú còn nguy hiểm hơn nhiều.
Bạch Cư Dị nói:
– Đệ tử địa vị trấn giang sơn, có gì mà nguy hiểm?
Đạo Lâm nói:
– Củi lửa giao nhau, thức tánh chẳng dừng, không nguy hiểm sao được?
Bạch Cư Dị lại hỏi:
Đạo Lâm nói:
– Các ác chớ làm, những điều thiện vâng làm.
Bạc Cư Dị nói:
– Con nít ba tuổi cũng biết nói thế.
Đạo Lâm nói:
– Con nít ba tuổi tuy nói được mà ông lão 80 tuổi làm không được.
Riêng vào cửa không hỏi khổ không,
Dám đem việc thiền hỏi Thiền ông.
Ngay khi mộng là việc phù sanh,
Hay việc phù sanh ở trong mộng?
(Đặc nhập không môn vấn khổ không,
Cảm tương thiền sự khấu Thiền ông.
Vi đương mộng thị phù sanh sự,
Vi phục phù sanh thị mộng trung).
Đạo Lâm đáp:
Đến thì không dấu, đi không vết
Khi đi và đến, sự giống nhau
Chỉ phù sanh này là trong mộng.
Khứ dữ lai thời sự nhất đồng
Chỉ thử phù sanh thị mộng trung).
Bạch Cư Dị bèn làm lễ mà lui.
Nguồn:thuvienhoasen.org