BÍ ẨN THIỀN SƯ TỪNG KHIẾN LÊ ĐẠI HÀNH KHIẾP SỢ

Ba lần thỉnh nhà sư đến hỏi nhà sư đều im lặng không đáp khiến vua Lê Đại Hành tức giận đem bắt nhốt thiền sư lại chẳng ngờ sư có pháp thuật.

Thi triển pháp thuật khiến vuakinh hãi

Nhà sư đang được nói đến đây là sư Ma-Ha. Theo sách “Thiền uyển tập anh”, thiền sư Ma-Ha là người gốc Chiêm Thành, sau lấy họ Dương. Cha ngài là Bối Đà rất giỏi về văn học Phạn ngữ, làm quan cho nhà Tiền Lê. Sư Ma-Ha học thông cả tiếng Phạn lẫn tiếng Hán.

Năm 24 tuổi, sư nối nghiệp cho cha kế thế trụ trì ngôi chùa cũ. Một hôm, đang lúc giảng kinh thấy Hộ pháp Thiện thần xuất hiện quở rằng: “Đâu cần cái học bên ngoài ấy làm gì? Ắt không thể thông lý”. Do đây hai mắt Sư bị mù. Sư hết lòng ăn năn hối lỗi, toan gieo mình xuống vực sâu mà chết. Bỗng gặp Đông Lâm Viễn ngăn rằng: “Dừng! Dừng!” sư nghe lời này liền tỉnh ngộ.

Về sau, Sư đến chùa Cổ Sơn thọ giáo với Thiền sư Đỗ Pháp Thuận. Ở đây sư chuyên việc sám hối và tụng Đại Bi tâm chú, ròng rã ba năm chưa từng có một phút giây biếng trễ. Sau đó sư được Bồ-tát Quan Âm lấy nước cành dương rưới trên đảnh và mặt mắt. Bỗng nhiên mắt sư sáng lại tâm càng thanh tịnh. Vua Lê Đại Hành nghe tiếng sư, ba lần triệu đến nhưng hỏi gì ngài cũng không đáp, chỉ chắp tay cúi đầu. Hỏi đến lần thứ ba sư mới nói: “Tôi là ông thầy tu khùng của chùa Quán Ái”.

Vua Lê Đại Hành giận quá liền bảo quân hầu bắt giữ sư lại trong chùa Vạn Tuế ở đại nội rồi khóa cửa lại không cho ra. Đến sáng, người ta thấy cửa vẫn khóa như cũ mà sư thì đang đứng thơ thẩn bên ngoài. Vua rất kinh dị, bèn trả tự do cho Sư.

Biến thức ăn chín thành thú sống

Một phen đi du phương hành đạo, nhà sư bị dân chúng ép ăn thịt uống rượu để phá giới nhưng không ngờ ngài thị hiện thần thông khiến họ choáng váng. Theo sách “Thiền sư Việt Nam”, sư Ma-Ha một lần dạo phương Nam châu Ái, đến trấn Sa Đảng.

Nhân dân ở đây rất sùng mộ quỉ thần, lấy việc sát sanh làm chủ yếu. Sư khuyên họ ăn chay làm phước, họ đồng đáp: “Thiên thần của chúng tôi, họa phước không dám trái.” Sư bảo: “Các ngươi nếu bỏ ác làm lành, dù có quỉ thần xúc hại lão tăng sẽ gánh chịu cho”. Dân làng thưa: “Gần đây có người mang bệnh hủi nặng, các thầy thuốc đều bó tay, nếu ông trị lành được bệnh này, chúng tôi sẽ nghe theo lời khuyên”.

Sư bèn bảo dẫn người bệnh ấy đến. Họ đến, sư liền tụng chú, lấy nước phun vào người bệnh, chẳng bao lâu bệnh được lành. Dân làng tuy cảm phục nhưng tập nhiễm của họ đã lâu, chưa thể nhất thời cảm hóa được.

Chẳng những vậy, có Hương hào họ Ngô còn mang rượu thịt đến nài ép sư ăn. Ông ta nói: “Hòa thượngthể thưởng thức cái vui này với chúng tôi, chúng tôi sẽ tuân theo lời ngài dạy”. Nhà sư đáp: “Đã mời thì chẳng dám từ, chỉ sợ e đau bụng thôi”.

Hương hào mừng rỡ thưa: “Có đau thì tôi xin thay cho”. Sư nhận lời, ăn uống được vài tuần rượu, chợt bụng sình to lên, hơi thở hổn hển. Sư kêu to: “Ông Hương hào đâu chịu thay cho tôi!”. Nhưng ông Hương hào và cả bọn mặt xám ngắt, không biết làm sao.

Sư tự chấp tay niệm lên: “Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng cứu con”. Một lát sau sư mửa ra thịt thì biến thành thú chạy, cá thì hiện cá nhảy, rượu thì hóa thành nước đồng. Mọi người trông thấy đều kinh hãi. Sư bèn bảo: “Thân các ngươi bệnh thì ta chữa được lành, ta đau bụng các ngươi không thay thế được. Vậy từ nay các ngươi có theo lời ta dạy hay không?” Tất cả dân làng đều bái tạ xin vâng.

Về hành trạng của sư, sách “Việt Nam Phật giáo sử luậnnhận định: “Thiền sư Ma-Ha (Mahamaya) thuộc thế hệ thứ 10 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi… Cái tên Mahamaya cho ta thấy nguồn gốc tín ngưỡng Siva của thiền sư này. Ta biết rằng vào năm 875 Indrapura lập một tu viện Phật giáo tại Chiêm Thành mà những di tích còn lại chứng tỏ sự có mặt của Phật giáo đại thừa ở đây vào thế k thứ 9.

Đó là tu viện Lakshmindralokesvara. Vào thế k thứ 9 và thứ 10 tại Chiêm Thành tín ngưỡng đại thừa được phối ngưỡng với tín ngưỡng Siva, và chính từ trong bối cảnh tín ngưỡng này mà gia đình thiền sư Mahamaya xuất hiện”.

Cũng theo “Thiền uyển tập anh”, đến năm Thiên Thành thứ hai (1029) quan Đô úy Nguyễn Quang Lợi mời sư trụ trì chùa Khai Thiên, phủ Thái Bình. Ở đây được sáu năm, sư lại rời về châu Hoan và từ đó về sau chẳng biết sư trụ ở phương nào nữa.

Nam Khánh