Đâu là chánh pháp?

Hỏi:
Hiện nay phong trào tu thiền lớn mạnh ở hải ngoại, thiền hơi thở, thiền nhân điện, thiền yogakhông biết đâu là chánh pháp, mặc dù Phật dạy chánh pháp còn phải bỏ, huống là phi pháp?

Đáp:
Quán sổ tức trong Ngũ Đình Tâm Quán là đếm hơi thở từ 1 đến 10, rồi từ 10 ngược lại 1, thiền này là đúng. Tôi hoằng Tổ sư thiền khác hơn tất cả thiền, tất cả thiền khác gọi là tọa thiền; còn Tổ sư thiền đang làm vẫn thiền, không cần phải ngồi, muốn ngồi thì ngồi. Đả thiền thất ngồi nửa tiếng đi nửa tiếng, đi gọi là đi hương, ngồi gọi là tọa hương

Năm 1974, tôi đi Bangkok đến thăm trung tâm thiền của Thái Lan, có mời Thiền sư Miến Điện dạy Tiểu thừa thiền, ngồi bao nhiêu đi bấy nhiêu, hình thức giống như Tổ sư thiền. Đó là để điều thân, đi mỏi chân lại ngồi, ngồi tê chân lại đi. Các thiền khác chú trọng ngồi kiết già, Tổ sư thiền khỏi cần ngồi kiết già, muốn ngồi cách nào cũng được. 

Lục Tổ nói “đạo do tâm ngộ bất tại tọa”, ngộ là do tâm chứ không phải do thân; vì thân này sau khi chết đem thiêu thành tro, chôn thành đất. Tâm mình không sanh không diệt, tutu cái tâm; ngộngộ cái tâm, cho nên khỏi cần ngồi.
Trong phẩm Tọa Thiền của Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ nói “tâm tọa chứ không phải thân tọa”. Tổ sư thiền rất thích hợp cho người tại gia để tu; đi xe, đi bộ, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, đi cầu, ăn cơm, ngủ nghỉ… lúc nào tham cũng được, chỗ nào tham cũng được.

Muốn phân biệt chánh tà rất dễ, chánh pháp là phá ngã chấp; nếu chấp ngã là tà, phá chấp ngã là chánh. Tất cả kinh Đại thừa liễu nghĩa đều phá chấp thật. 
Như Bát Nhã Tâm Kinh phá tất cả chấp; bất cứ chấp cái gì, chấp thật lục căn, lục trần, lục thức cho đến chấp thật Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên đều dùng chữ vô để phá (vô là không có, không phải là không có, vô là vô thật tức là không phải thật, nghĩa là phá chấp thật), trí huệ của Bồ tát cũng phá luôn (vô trí diệc vô đắc), cứu kính Niết bàn cũng xa lìa (xa lìa điên đảo cứu kính Niết bàn). Phá hết tất cả chấp thì được thành Phật.