Ðệ Nhất Đế

Khi người ta bước chân đến chùa Obaku ở Kyoto, sẽ nhìn thấy trên cổng gỗ có chạm mấy chữ: “Ðệ nhất đế”. Chữ chạm to lớn khác thường và những ai thích chữ đẹp đều luôn luôn chiêm ngưỡng như là một kiệt tác. Những chữ này Kosen vẽ hai trăm năm trước.

Kosen vẽ trên giấy và người thợ chạm theo đó mà chạm lớn hơn vào gỗ. Trong lúc Kosen phác họa trên giấy, một chú đệ tử nhỏ kiên nhẫn của Kosen đã mài mực cho Kosen đến mấy bình để viết cho đẹp mới thôi; và chú luôn luôn phê bình tác phẩm của thầy chú .

-“Cái đó không đẹp!”

-“Cái này thế nào? Kosen hỏi

Chú đáp: Tệ, xấu hơn cái trướùc.

Kosen kiên nhẫn viết từ tấm này sang tấm khác đến tám mươi bốn tấm “Ðệ nhất đế” chồng chất  lên nhau thành đống, vẫn không thấy chú học trò mình đồng ý. Rồi chú bé bước ra ngoài. Kosen nghĩ:

“Bây giờ là lúc ta tránh được con mắt sắc bén của nó; và Kosen viết mau với tâm không lo lắng: Ðệ Nhất Ðế .

Chú bé từ ngoài bước vào reo lên:

“Một kiệt tác!”

 CÂU HỎI GỢI Ý

1/ Ðệ nhất đế có phải pháp thứ nhất trong tứ đế không?

2/ Có sự mâu thuẩn nào giữa nghệ thuật và tâm hồn ngây thơ trong trắng qua cuộc mạn đàm của Kosen và người đệ tử không? Tại sao?

3/ Con số 84 mang ý nghĩa gì? Tại sao Kosen không vẽ đến lần thứ 99, thứ 100 v.v… mà ngừng lại đó để vẽ lần chót này thành một kiệt tác?

4/ Bạn nghĩ sao về Thầy trò chú bé qua công trình nghệ thuật ấy?

5/ Thiền là một môn nghệ thuật. Qua tác phẩm của Kosen, bạn thấy gì qua những lần thất bại trước đó; và với chỉ một lần sau chót đã nâng được tác phẩm lên hàng kiệt tác?

NHẬN XÉT GÓP Ý 

1/ Ðệ nhất đế nói đủ là đệ nhất nghĩa đế, tức chân lý có ý nghĩa bậc nhất. Phật pháp có phân hai mặt:

  1. a) Tục đếpháp thế gian nên cũng còn gọi là thế đế để hàng phàm phu tu học thuộc về pháp hữu vi.
  2. b) Chân (chơn) đế là pháp xuất thế gian để cho hàng thánh giả hay người xuất gia xét nét, ghi tâm. Do ý nghĩa cao siêu, huyền diệu nên gọi là đệ nhất nghĩa đế hay thắng nghĩa đế. Pháp này hoàn toàn không như “khổ đế” của tứ đế. Ðó là đệ nhất nghĩa đế gọi tắt là đệ nhất đế.

2/ Thế nào gọi là sự mâu thuẩn giữa nghệ thuật và tâm hồn ngây thơ của một chú tiểu?

Nghệ thuật là nghệ thuật, tâm hồn ngây thơ là ngây thơ nên không thể cho rằng có sự mâu thuẫn nào giữa nghệ thuật và tâm hồn ngây thơ trong trắng được. Bởi lẽ nhà nghệ sĩ vẽ tranh vì tâm hồn nghệ thuật, tức là nghệ thuật vị nghệ thuật. Nghệ thuật vì nghệ thuật, sống cho nghệ thuật, dâng hiến quên mình, có nhiều khi còn hy sinh cho nghệ thuật nữa là đằng khác! Mặt khác có nhiều lúc nghệ thuật cũng vì nhân sinh nữa (nghệ thuật vị nhân sinh). Phải chăng cuộc mạn đàm giữa Kosen và người đệ tử bé nhỏ cũng nhằm trong khía cạnh thứ hai này?

3/ Ðó là con số tượng trưng trong Phật đạo, nêu lên 84 món phiền não sai sử chúng sanh đi trong 3 cõi: dục,  sắccõi vô sắc. Nói rộng ra có đến tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não. Vì thế, Phật chế ra 84,000 pháp môn tu để đối trị những phiền não từ thô đến tế. Kosen phải ngừng lại đó, cũng như chúng sanh phải dừng ở cõi vô sắc theo tiến trình giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

4/ Cả hai thầy trò đều có công đóng góp vào tác phẩm nghệ thuật một phần giá trị nhất định đáng quí và đáng tán dương.

– Thầy Kosen là bậc thầy tầm cở hiếm hoi khó tìm trong thời đại chúng ta.

– Thầy biết lắng nghe và ghi nhận những lời phê bình, cho dù là lời của một chú tiểu, học trò trong số môn đệ của thầy.

Thể hiện đức tánh từ bi nhẫn nhục cao, Thầy mới sẵn sàng đón nhận những lời chỉ trích thậm tệ của người học trò nhỏ.

– Người muốn nâng nghệ thuật lên hàng thượng đẳng nên quên mình mà chỉ sống cho nghệ thuật; còn về phần chú tiểu cũng phải nói là khá đặc biệt ở nhiều điểm:

– Chú dám mạnh bạo chỉ trích tác phẩm của thầy chưa đạt đúng mức nghệ thuật

Tâm hồn chú trẻ thơ, nhưng hiểu giá trị nghệ thuật lại không phải là của chú tiểu nữa rồi.

– Nhờ tánh hồn nhiên của tuổi thơ mà Thầy chú không thấy có vấn đề…

Chỉ có trò hiểu và Thầy hiểu chú mới mạnh miệng bạo gan thưa trình những việc tế nhị trong cuộc sống qua nét vẽ. Và nhờ đó chú đã giúp nâng tác phẩm của Thầy đạt đến chỗ là một kiệt tác.

5/ Ðọc chuyện Milarepa xây nhà, do người chú khắc nghiệt thử thách cho tiến trình học huyền thuật của người cháu nhiều phiêu lưu mạo hiểm. Nhà đã xây lên lại phải đập phá, rồi xây lên trở lại cho tới lần thứ ba… cho thỏa mãn tâm cuồng vọng của người chú hay của chính bậc Thầy, để nung đúc chí hướng, thử thách lòng kiên trì của người học đạo không vì những khó khăn nhất thời mà thối chí nản lòng, bỏ cuộc. Kosen có lẽ ảnh hưởng sâu đậm nếp sống thiền gia và công hạnh tu trì đầy gian khó của các bậc Thầy tổ đức, nên đã cố gắng thể hiện sức ẩn nhẫn cao và sự làm việc tận tình qua tác phẩm trong những lần thất bại. Ðể cuối cùng, tác giả chỉ cần trầm tư cho tâm hồn chùng xuống vẽ phác mấy nét ngoạn mục, là đã đưa được tác phẩm của mình vào hàng nghệ thuật thượng thừa.

Nguồn:tuvienquangduc.com.au