Phá trừ nghi hoặc

Hỏi : Nay có những nghi hoặc xin được đoạn trừ.

Kinh Bát Nhã nói :

«Nếu dùng sắc thấy ta

Dùng âm thanh cầu ta

Người ấy hành tà đạo

 Không thể thấy Như Lai».

          Vậy thì sao niệm Phật A Di Đà vãng sinh Tịnh độ, được thấy Như Lai ?

          Đáp : Kinh Bát Nhã bảo rằng, không thấy Như Lai là vì chấp vào tướng mạo cùng với âm thanh, đó đều là mong cầu nhân ngã ; không cầu vãng sinh và đạo Giác ngộ Vô thượng nên chỉ là thực hành đạo tà, không thấy Như Lai.

          Theo kinh Quán Vô Lượng Thọkinh A Di Đà, cần phải phát khởi tưởng niệm và chuyên xưng danh hiệu, chẳng cần nhân ngã, chỉ cầu mong vãng sinh Tịnh độ, mau chứng đắc đạo Giác ngộ Vô thượng, gọi là đạo chân chánh, được thấy Như Lai.

          Nếu nhìn thấy Pháp thân thì vô tướng là chánh, sắc tướng âm thanh là tà. Đây là đối với hàng Bồ-tát Thập địa trở lên.

          Theo kinh Quán Vô Lượng Thọkinh A Di Đà, quán xét một tướng hảo cùng với nghe danh hiệu, thấy Báo thân Như Lai. Đây là đối với phàm phu, Nhị thừa và các Bồ-tát nhỏ.

          Nếu nhìn về Báo thân, quán tưởng Phật, xưng danh hiệu là chánh, vô tướng là tà. Nếu đối với Pháp thân, tức luận về vô tướng.

          Vả lại lúc nói kinh Bát Nhã, Thế Tôn lên cung trời Đao-lợi nói pháp cho mẹ nghe. Khi ấy, Thế Tôn từ cõi trời trở lại Diêm-phù-đề. Tu Bồ Đề nghĩ nhớ Thế Tôn nên nhập định quán Phật. Bấy giờ có một Thiên nữ không biết nguyên do đến diện kiến Phật trước. Đã gặp đức Phật rồi, Thiên nữ liền hỏi Phật :

          Có phải con là người thấy Phật trước nhất không ?

Thế Tôn đáp :

          Con là người thấy Phật sau.

Thiên nữ thưa :

          Con đến đây trước nhất, không thấy ai tới gặp Phật. Vì sao Như Lai lại nói con thấy sau ?

Thế Tôn nói :

          Con Tu Bồ Đề nhập định trước, trừ bỏ nhân ngã, quán xét thấy Pháp thân trước Thiên nữ, thế nên thấy Phật trước. Con vì khởi tâm nhân ngã quán xét về sắc thân ta nên thấy Thế Tôn sau.

Đức PhậtThiên nữ ấy, nên nói bài tụng :

«Nếu dùng sắc thấy ta

Dùng âm thanh cầu ta

Người ấy hành tà đạo

 Không thể thấy Như Lai».

          Bài tụng này là đối với ngoại đạo, có ích cho đương thời, không trái ngược với việc đời vị lai, nhưng khác với kinh Quán Vô Lượng Thọ.

          Hơn nữa, kinh Bát Nhã vì ngăn ngoại đạo chấp tứ đại, ngũ uẩn là thường, chấp hình sắcngã, chấp âm thinh là ngã, cho nên kinh Bát Nhã ngăn ngoại đạo kia mới nói rằng không thấy Như Lai.

          Nay y theo các kinh Quán Vô Lượng Thọ… nói về môn chán lìa, nguyện lìa sinh tử, mau chóng vãng sinh Tịnh độ, sớm chứng ngộ Bồ-đề, chẳng quán tưởng tướng ngã liền thấy Như Lai,, không đồng với Bát-nhã. Nếu có thể chí thành niệm Phật, những tội lỗi vô gián thảy đều tiêu diệt.