AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Dākinī
    ● (TT. khandro [mkha-’gro]) là phương diện nữ, tượng trưng cho trí tuệ của tánh Không. Theo nghĩa đen, khandro có nghĩa là “người du hành trong pháp giới,” và biểu thị việc chuyển động trong phạm vi trí tuệ.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Dalai
    ● Từ Dalai theo nghĩa đen có nghĩa là “đại dương”, và chỉ cho sự bao la và sâu thẳm của con người.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Dậm
    ● Mỗi dậm dài 576 thước Tây.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Dặm Phần
    ● Chỉ quê hương.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Damchen Dorje Lekpa
    ● (TT. Dam-can rdo-rje legs-pa).Cùng với Mamo Ekajatī và Rāhula, Damchen Dorje Lekpa là một trong ba Hộ Pháp chính của truyền thống Nyingma.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Dẫn Khánh
    ● Một pháp khí thường bằng đồng có cán, thường đánh lên để giữ nhịp khi đảnh lễ trong các chùa miền Trung, Nam. Ta chỉ gọi là Khánh; Tàu gọi là dẫn khánh để phân biệt với đại khánh (tức là chuông gia trì) và nại khánh (cái chuông nhỏ, còn được gọi là điếu chung, treo ở phía trên trống tán,(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Dân Quốc
    ● Là thời gian kể từ năm 1911 trở đi. Sau cách mạng Tân Hợi (1911), nhà Thanh bị lật đổ, chính quyền dân chủ được thành lập và đổi tên nước Ðại Thanh thành Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1911 được gọi là năm Dân Quốc thứ nhất. Hiện ở Ðài Loan vẫn còn thông dụng cách tính niên đại theo năm Dân Quốc,(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Danh
    ● (Nāman) là danh xưng. Duy Thức Học giải thích Danh là những âm thanh xưng hô có tác dụng khiến cho người nghe hình dung được hình tướng của sự vật. Do mỗi một Danh thường liên quan đến một nội dung xác định nên còn gọi là “danh nghĩa”. Câu Xá Luận còn chia Danh ra những khái niệm Danh, Danh(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Danh Duyên
    ● Cú duyên, tự duyên. Đây là chia ngôn ngữ và nội dung của nó thành ba loại nguyên lý. Danh có nghĩa là danh từ (danh thuyên tự tính); cú, như núi cao, nước chảy, v.v… là giải bày nghĩa lý (cú thuyên sai biệt); tự là tự mẫu và tự vận như a, I, u, b, c, k,… người ta nhờ chữ mà phát thành tiếng,(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Danh Giáo
    ● Theo tác phẩm Thiên Hạ Tàn Cuộc (tác giả Đàm Bá Ngưu, nhà xuất bản Đồng Tâm, Hoa Lục, 2006): “Chữ Danh tương đương với ‘hình thái ý thức’ trong ngôn ngữ hiện thời, tức là vận dụng lịch sử và kinh nghiệm cá nhân, phương pháp lý luận suy diễn từ nguyên nhân đến hậu quả để đề ra một khái niệm,(...)

Tìm: