AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cưu Bàn Trà
    ● Là loài quỉ chuyên hút tinh khí người, đi nhanh như gió, biến hóa nhiều hình thù.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cưu Bàn Trà Vương
    ● Tỳ xá xàCưu Bàn Trà (Kumbhànda) dịch là Yểm Mị Quỷ, Tỳ Xá Xà (Pisàca) dịch là Đạm Tinh Khí Quỷ. Ðây là hai loại quỉ vương trong bát bộ quỉ thần.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cứu Cánh Bồ Tát
    ● Tức là đẳng giác Bồ Tát
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cứu Cánh Tức Phật
    ● Ngài Trí Giả thuộc tông Thiên Thai đã dùng khái niệm Lục Tức để giải thích về Phật. Một là Lý Tức Phật, hai là Danh Tự Tức Phật, ba là Quán Hạnh Tức Phật, bốn là Tương Tự Tức Phật, năm là Phần Chứng Tức Phật, sáu là Cứu Cánh Tức Phật”. Cứu Cánh Tức Phật chính là quả Vô Thượng Chánh Đẳng(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cửu Châu
    ● Là một trong 4 đảo lớn của Nhật Bản, nằm ở phía Nam.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cựu Dịch
    ● Trước Ngài Huyền Trang (602-664) gọi là Cựu Dịch và từ đó trở đi, sau ngài Huyền Trang đời Đường gọi là Tân Dịch.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cửu Giang
    ● Là một thương cảng thuộc miền Tây Bắc tỉnh Giang Tây, nằm ngay trên sông Dương Tử, Lô Sơn thuộc phạm vi thành phố này.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cửu Hữu
    ● Tức tam hữu. Ba Cõi Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, nếu chia nhỏ ra sẽ thành chín nên gọi là cửu hữu. Do có phiền hoặc, nghiệp báo, sanh tử nên gọi là Hữu. Gồm : 1.Dục giới ngũ địa. 2.Li sinh hỷ lạc địa. 3.Định ly sinh lạc địa. 4.Ly hỷ diệu lạc địa. 5.Xả niệm thanh tịnh(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cửu Huyền Thất Tổ
    ● (theo Nho Giáo) = Thất tổ gồm có 1) Ông nội ông ngoại (Tổ phụ), 2) ông Cố (Tằng Tổ, Cao tổ), 3) ông Sơ (Huyền tổ), 4) ông Sờ (Lai tổ), 5) ông Sẩm (Côn tổ), 6) ông Cẩm (Nhưng tổ), 7) ông Kỷ (Vân tổ). Cửu huyền là vô số đời tổ trước ông Kỷ (chữ Cửu ở đây có nghĩa là vô-số).
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cửu Khanh
    ● Là chín quan chức chủ yếu trong chính phủ trung ương vào đời Tần Hán, thông thường cũng dùng để gọi chung cả triều đình, gồm có Phụng Thường, Lang Trung Lịnh, Vệ Úy, Thái Phó, Đình Úy, Điển Khách, Tông Chánh, Trị Túc Nội Sử, Thiếu Phủ. Từ đời Ngụy Tấn trở đi, vai trò của chức Cửu Khanh nhẹ(...)

Tìm: