Ý Nghĩa Của Danh Xưng Pháp Vương Trong Phật Giáo

Pháp vương và ý nghĩa của danh xưng này trong Phật giáo.

Ngô Thị Quỳnh Trang, đường Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Pháp vương (Dharmaraja) có nghĩa là vua Pháp. Trong Phật học, Pháp có nhiều nghĩa: Luật tắc, pháp luật, phương pháp, sự vật, giáo lý của Đức Phật… Từ Pháp vương vốn là một từ để tôn xưng Đức Phật. Tuy vậy, đôi khi Pháp vương cũng được dùng để tôn xưng các thánh đệ tử của Ngài như Bồ-tát hay nhiều vị lãnh đạo Phật giáo Mật tông Tây Tạng…

1/ Pháp vương chính là Đức Phật: Ngài là bậc tối thắng với mười danh hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tônấng đã đến như thế, đáng được cúng dường, thấy biết cùng khắp, đầy đủ đức hạnh sáng ngời, khéo đi, liễu giải thế gian, bậc tối thượng, bậc tự điều ngựđiều ngự tha nhân, bậc thầy của trời và người, đấng giác ngộ được thế gian tôn kính). Ngài là bậc tối thắng, là giáo chủ, tự tại giáo hóa, cứu độ chúng sinh. Do đó Ngài được tôn xưngPháp vương, tức là vị vua của giáo lý, của pháp và luật, của mọi sự…

Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Thảo dược dụ, bài kệ của Đức Phật mở đầu bằng mấy câu: “Pháp vương phá các cõi, Hiện ra trong thế gian, Theo tính của chúng sinh, Dùng các cách nói Pháp”. Bài kệ của Tôn giả Xá-lợi-phất trong phẩm Phương tiện của kinh này cũng có đoạn: “Bậc Pháp vương vô thượng, Xin hãy giảng, chớ lo, Vô lượng chúng hội này, Có những người kính tín”. Kinh Vô Lượng Thọ ghi:“Phật là bậc Pháp vương tôn quý nhất trong hàng Thánh chúng, là bậc thầy của tất cả trời và người”. Sách Thích Ca Phương Chí viết: “Địa vị cao nhất của người là Luân vương, địa vị cao nhất của hàng ThánhPháp vương”. Dĩ nhiên trong hàng Thánh, Đức Phật là bậc thầy tối thượng, là Pháp vương vậy. Chúng ta còn thấy nhiều kinh khác như Kinh Du Hành của Trường A-hàm, Kinh Duy-macật (phẩm Phật quốc)… đều có dùng từ Pháp vương để chỉ Đức Phật.

2/ Pháp vương có khi được dùng để chỉ vị Bồ-tát: Kinh Hoa Nghiêm bảo rằng khi nhận ngôi vị, Bồ-tát được Đức Phật dùng nước trí tuệ rưới lên đảnh đầu nên được gọi là Quán đảnh Pháp vương. Kinh Đại Bảo Tích có ghi bốn lý do khiến Bồ-tát được tôn xưngPháp vương: Không bỏ đạo tâm, khuyến hóa người ta phát tâm, lấy đức làm gốc mà khuyến đạo, khiến cho Đế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên vương, hàng Thanh văn, Duyên giác đạt đến thiện nghiệp vô cùng, vô hoại, vô cực.

3/ Pháp vương có khi cũng được dùng để chỉ Diêm vương (hay Diêm-ma, Diêm-la vương – Yamaraja) cai quản cõi U minh, dùng pháp luật của Phật để xử tội chúng sinh ở cõi này.

4/ Pháp vương Tây Tạng: Phật giáo Mật tông Tây Tạng có rất nhiều vị lãnh đạo qua nhiều đời được gọi là Pháp vương. Vị Pháp vương đầu tiên là Sontsen Gampo (cuối thế k VII). Vị Pháp vương quan trọng nhất là Tri Son Detsen (cuối thế k VIII), là vị Thái tử, học Phật từ Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ xây dựng và phát triển mạnh mẽ Phật giáo ở Tây Tạng. Phái Thiên Long Truyền thừa có Pháp vương Gyalwang Drukpa I (1428 – 1476) tên là Drogon Tsangpa Gyare, truyền đến hiện nay là Pháp vương Gyalwang Drukpa XII, tên là Jigme Pema Wangchen. Vị này truyền Pháp của tông phái qua Việt Nam.

Danh hiệu Pháp vương của truyền thống Tây Tạng như là một quy ước được quần chúng nhiều nơi chấp nhận, giới truyền thông nước ngoài vẫn dùng từ Dharma King để chỉ chư vị ấy. Tại Việt Nam, chúng ta vẫn quen với từ Pháp vương để tôn xưng Đức Phật Thích Ca và chư Bồ-tát nhận lệnh thay mặt Ngài giảng Phápcứu độ chúng sinh, trong khi Tôn giả Xá-lợi-phất cũng chỉ được gọi là Pháp vương tử (con của đấng Pháp vương, con của Đức Phật). Do đó nhiều Phật tử cảm thấy có chút ngại ngùng khi gọi chư tôn Đại sư Tây Tạng là Pháp vương. Tưởng chúng ta cũng không nên quá cứng nhắc, gò bó. Nếu có nhiều vị Pháp vương thì vị Pháp vương tối thượng vẫn là Đức Phật Thích Ca Mâu-ni, Ngài là Pháp vương của tất cả các Pháp vương vậy.

http://tapchivanhoaphatgiao.com