Mưa Hoa

Tu Bồ Ðề là một đại đệ tử của Phật, ông có thể hiểu sâu tiềm thể của tánh không, lập trường này cho rằng không có gì hiện hữu trừ sự tương quan giữa chủ thể và khách thể.

Một hôm Tu Bồ Ðề đang ngồi dưới một gốc cây hoa, trong một tâm cảnh tánh không cao độ. Hoa bắt đầu rơi quanh ông.

Rồi có tiếng thì thầm của các thần bên tai “chúng tôi đang ca ngợi ngài về bài thuyết pháp tánh không của Ngài?

Tu Bồ Ðề đáp:

“Nhưng tôi không nói về tánh không?”

Tiếng thì thầm của các thần lại vang lên:

“Ngài không nói tánh không, chúng tôi cũng không nghe tánh không. Ðây mới thật là tánh không và hoa tiếp tục rơi xuống Tu Bồ Ðề như mưa.

Câu  hỏi  gợi  ý

1/ Tu Bồ Ðề là một đại đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bạn biết gì về nhân vật đặc biệt này?

2/ Tánh khôngkhông tánh giống hay khác nhau? Hãy giải thích theo quan điểm của bạn?

3/ Kinh Kim Cang, đoạn 3 phần chánh tông, Phật bảo Ngài Tu Bồ Ðề độ vô lượng chúng sanhkhôngchúng sanh được độ. Tại sao thế?

4/ Tại sao Phật bảo ngài Tu Bồ Ðề: “Nếu có người cho rằng, Như Lai có thuyết pháp, là hủy báng Như Lai; không hiểu nghĩa của Như Lai nói” (Kinh Kim Cang, đoạn 21).

5/ Bốn câu kệ trong kinh Kim Cang

” Nhứt thiết hữu vi pháp

   Như mộng huyễn bào ảnh

   Như lộ, diệc như điển

   Ưng tác như thị quán” 

 (Hết thảy các pháp hữu vi

  Như mộng, như bọt có gì chắc đâu

  Như sương, lằn chớp khác nào

  Quán xét như thế dẫn vào chân như)

Hãy giải thích mỗi câu và cho biết quan điểm của bạn.

NHẬN XÉT GÓP Ý 

1/ Tu Bồ Ðề ngay từ lúc còn thơ ấu chưa xuất gia, đã có những tư tưởng kỳ đặc, khác thường. Ðến khi được xuất gia vào trong tăng đoàn tư tưởng xuất chúng lại càng nổi bật hơn mà mở đầu kinh Kim Cang Tu Bồ Ðề hỏi Phật:

– Bạch Thế Tôn, làm thế nào hàng phục vọng tâm, cùng an trụ chân tâm?

Câu hỏi làm cho nhiều người  cháng váng tối tăm mày mặt, phi đức Phật không ai đủ tầm vóc trả lời thoả đáng vấn đề lớn chuyên chở được hết mọi nghi vấn về cáitâm viên ý mã” của con người và cuộc tồn sinh chính nó. Cái tâm phóng túng ném ta xuống tận cùng hố thẳm vực sâu, nên phải bị trầm thống muôn kiếp nghìn đời trôi lăn trong mê lộ. Nay đức Phật dạy rằng “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Phải vô sở trụ sanh tâm để được an trụ trong chân tâm như Tu Bồ Ðề đạt được TÁNH KHÔNG vậy.

2/ Chỉ những ai chưa làm quen với danh từ triết học về Tánh khôngthể dễ hiểu lầm với Không tánh là một; thực ra chúng khác nhau khá rõ rệt, một bên là những hệ lụy triền phược của pháp hữu vi do tâm hành giả chưa quán triệt cho rằng các pháp đến tận cùng là rỗng không trơ trọi. Trong khi Tánh Không chủ trương “nhứt thiết pháp không”,  là phủ định biện chứng, phủ định liên hồi, phủ định cái phủ định, và cuối cùng, là phủ định luôn cả sự hiện hữu của chính nó. Ðể hiểu về Tánh Không phải nghiên cứu pháp Duyên khởi mới dẫn đến tri nhận thực tại của vạn pháp. Duyên khởi trên mặt hiển thị, là hiện tượng của Tánh không; và Tánh không, trên cái nhìn tuyệt đối, là bản chất của Duyên khởi. Hễ cái này có, cái kia mới có; cái này không, cái kia không – Cùng sinh khởi và cùng hiện hữu. Tâm kinh Bát Nhã nói: “viễn ly điên đảo, mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn”, để nói lên Tánh không là một loại thể tánh đặc thù -luôn luôn phá hủy chính nó, phá hủy liên hồi cuối cùng nó viễn ly (xa lìa) mọi tự tính, mọi tự tướng.

3/ Ðộ chúng sanhkhông thấy có chúng sanh được độ, đó mới chính thật là độ chúng sanh. Vì nếu còn phân biệt độ sanh là còn tâm nhân ngã, bỉ thử chấp bám ta người chưa thoát ra ngoài vòng đối đãi thường tình. Phật dạy rằng, người làm việc bố thí phải nghĩ tới “tam luân không tịch” giữa người thí, vật bố thí và kẻ nhận của bố thí, cả ba phải thuần tịnh vắng lặng, mới xứng với ý nghĩa bố thí không chấp tướng.

4/ Từ Như Lai định nghĩa như thế này: “Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai” – Như Lai là không từ đâu đến, cũng không đi đâu, nên gọi là Như Lai. Ðã xác lập rõ tính chất như thế, lại cố gán cho Như Lai có thuyết pháp là vô tình hủy báng Phật. Thuyết mà không thuyết, vì các pháp duyên hợp; không thuyết mà thuyết, do chúng sanh cần nương theo pháp như ngón tay chỉ mặt trăng. Khi thấy được mặt trăng, ngón tay không còn cần thiết nữa.

5/ Các pháp hữu vi duyên hợp hình thành qua bốn trạng thái: thành, trú, hoại, không hoặc sanh, trụ, dị, diệt; cũng như giấc mộng trong chiêm bao, có đó rồi mất đó, như đợt sóng ngoài khơi trồi lên hụp xuống xua đuổi vào bờ liền tan biến. Tất cả mọi hiện tượng hữu hình chẳng khác gì giọt sương mai trên đầu ngọn cỏ, hể ánh mặt trời lên là sạch sành sanh không còn gì sương móc hay như lằn chớp lóe lên lại vụt tắt ngúm nhanh chỉ trong gang tấc. Ðó là những gì mà hành giả cần nên quán chiếu để soi sáng tự thân tâm ngỏ hầu tìm đến an lạc giải thoát.  

Nguồn:tuvienquangduc.com.au