Không Có Gì Hiện Hữu

Yamaoka Tesshu lúc nhỏ học thiền, đi viếng hết thầy này tới thầy khác. Yamaoka đến viếng Dokuon ở Shokoku. Muốn chứng tỏ sở đắc của mình, Yamaoka nói: “Tâm, Phật và chúng sinh rốt ráo chẳng có. Bản tánh chân thật của mọi hiện tượng là rỗng không. Không có cái có, không huyễn tượng, khôngthánh, không có phàm. Không có cho và không có gì để thọ nhận.

Dokuon ngồi yên hút thuốc không nói gì. Bỗng nhiên đập Yamaoka một điếu tre làm chàng thanh niên này giận dữ. Dokuon hỏi” Nếu không có gì hiện hữu, thế cái giận của anh từ đâu đến?”

Câu hỏi gợi ý

1/ Hãy cho biết bốn câu kệ của Kinh Kim Cang. Làm thế nào ngộ được đó là giải thoát.

2/ Nếu cho rằng tất cả đều không, thì chúng ta sống đây chẳng hoá ra vô bổ lắm sao?

3/ Chủ trương không Phật, không tâm, không chúng sanh thì ai tu, ai đắc?

4/ Giải thích bốn câu kệ sau:

Nhứt thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn, bào ảnh

Như lộ, diệc như điển

Ứng tác như thị quán.

Và có liên hệ gì với câu chuyện trên không?

5/ Nếu bạn đóng vai trò Yamaoka bị Dokuon vặn hỏi, bạn trả lời ra sao?

NHẬN XÉT GÓP Ý

1/ Các pháp hữu vipháp sanh diệt, mang hình danh sắc tưóng hẳn bị biến thái như giấc mộng trong chiêm bao, như bọt nổi sóng dồi, như sương mai đầu ngọn cỏ, như lằn điện chớp loé sáng xẹt ngang trên bầu trời. Suy niệm, học hỏi, thực hành các pháp không thật bằng sức quán chiếu mọi hiện tượng trong vũ trụ đều không; không bị vướng mắc bởi hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị giác, tiếp chạm, các pháp (sáu trần) thì được giải thoát.

2/ Chúng ta hãy bình tâm suy xét Tánh không của ngài Long Thọ trong pháp phủ định biện chứng qua tám cái KHÔNG  hay cũng gọi là tám cái phủ định:

1-Không sinh    2-Không diệt

3-Không thường    4-Không đoạn

5-Không giống      6-Không khác

7-Không đến     8-Không đi

Ở đây phủ định tất cả mọi sắc thái đặc thù của hiện hữu, hễ cái gì bám vào hữu, vô, sanh, diệt, thường, đoạn, đồng, dị, khứ, lai đều là sai lầm; nói cách khác những hiện hữu nào sinh khởi từ chúng cũng đều là sai lầm. Ðặc điểm của pháp phủ định biện chứng này là phủ định liên tiếp, phủ định luôn cả cái được phủ định. Ðây là điểm cốt lõi mà nếu người không thực sự nếm được pháp vị cho rằng “không ngơ” là một lối chấp vô cùng tai hại.

3/ Khi chưa phải là cha mẹ thì không được nói và làm như cha mẹ; cũng như lúc chưa phải là thầy không nên giữ vai trò bậc thầy. Chủ trương không Phật, không tâm, không chúng sanh đối với kẻ sơ cơ như Yamaoka cũng chẳng khác gì trẻ con muốn làm cha mẹ, học trò muốn đóng vai thầy, hẳn bị rơi vào trong mê lộ ngút ngàn không đời nào ra khỏi!

4/ Dưới con mắt phàm chúng ta, cái thấy, biết không chính xác mà nhiều lúc rơi vào chỗ sai lầm nghiêm trọng. Do đó Phật dạy phải dùng trí tuệ bát nhã để thấy mọi pháp đều là tướng duyên hợp khôngtự tánh, chỉgiả danh. Vì chỉgiả danh nên không một pháp nào thật. Phật dạy điểm tinh yếu nầy qua bài kệ:

Nhứt thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ, diệc như điển

Ưng tác như thị quán.

Thể tánh các phápkhông thật mà chỉgiả danh. Vì giả danh nên không thật có, cũng không thật không: không kẹt hai bêntrung đạo của đạo Phật. Như kẹt một bên hoặc có, hoặc không đều là chưa giải thoát. Như vậy hiểu đúng tinh thần bài kệ kinh Kim Cang dưới con mắt trí tuệ bát nhã  là trung dạo – không phải chấp không – hành giả dùng trí tuệ thấy các pháp tự tánh không, do duyên giả hợp có, để hàng phục tâm và rồi an trụ tâm. Ðó là cách tu quán các pháp để đạt được giải thoát.

5/ Con chim con chưa đủ lông đủ cánh không thể tách rời khỏi sự nâng đỡ của chim mẹ được, một người học đạo chưa đủ sức dày dạn với tháng năm, không thể tự ý hạ sơn hành đạo một mình. Dokuon chất vấn Yamaoka hay đó chính là do tâm lượng từ bi của một người thầy muốn truyền trao cho người môn đệ thanh kiếm báu vạn năng để phòng lúc hữu sự trên đường hành đạo. Việc đó còn tùy thái độ và sự quán chiếu của mỗi chúng ta.

Nguồn:tuvienquangduc.com.au