Người nữ, kẻ tàn tật, hàng Nhị thừa không được vãng sinh?

Hỏi: Luận vãng sinh nói : «Người nữ, kẻ tàn tật, hàng Nhị thừa không sinh».

          Kinh Quán Vô Lượng Thọ vì sao lại nói bà Vi Đề Hy cùng với năm trăm thị nữ đồng được vãng sinh, ba người hàng Trung phẩm và Nhị thừa vãng sinh ?

          Đáp: Theo Luận Vãng Sinh nói người nữ, Nhị thừa không vãng sinh là bởi khôngtâm quyết định vãng sinh.

          Người nữ bởi yêu thân nữ không cầu Tịnh độ, chẳng chịu niệm Phật, nên luận ấy ngăn rằng không vãng sinh. Nhị thừa là người tàn tật cũng như thế, chỉ trụ ở quả vị nhỏ không cầu vãng sinh Tịnh độ, không biết niệm Phật cho nên không vãng sinh. Nhưng các kinh Quán Vô Lượng ThọA Di Đà nói hàng Nhị thừa, người tàn tật, người nữ biết hồi tâm niệm Phật, chán ghét thân nữ đều được vãng sinh.

Từ đây trở về sau là luận bàn so sánh với các pháp, được chia làm sáu phần :

  1. Môn niệm Phật đối với Tam Giai [i]
  2. Môn niệm Phật đối với niệm Di-lặc.
  3. Môn niệm Phật đối với tọa thiền.
  4. Môn niệm Phật đối với giảng thuyết.
  5. Môn niệm Phật đối với giới luật.
  6. Môn niệm Phật đối với Lục độ.

[i]Tam Giai : Là tông phái Phật giáo, do ngài Tín hạnh (540-594) đời Tùy sáng lập, đến giữa đời Đường bị đình chỉ. Tín Hạnh tự xưng là Bồ-tát Nhất thừa, đề xướng Phật giáo ở giai đoạn thứ ba, phế bỏ giới Cụ túc, cường điệu khổ hạnh, nhẫn nhực, làm việc lao nhọc, đồng thời dùng phương pháp khuất thực để sống, một ngày ăn một bữa. Phản đối sùng bái hình tượng mà chỉ lễ bái tháp. Cho rằng tất cả chúng sinh đều là Phật thật, nên trên đường gặp nam nữ đều lễ bái. Dốc lòng đề xướng bố thí.

          Sau khi chết để thi thể ở rừng núi cho chim thú ăn, gọi là dùng thân bố thí. Phản đối pháp niệm Phật tam-muội của tông Tịnh độ, chủ trương không niệm Phật A-di-đà, chỉ niệm Bồ-tát Địa Tạng.

          Những tông chỉ này rất trái ngược với lý luận và sự hành trì trong giới Phật giáo đương thời, do đó không ngừng bị đả kích, cuối cùng đi đến chỗ chấm dứt.

          Tông này đem giáo lý đức Phật xét về thời, xứ, cơ (chỉ cho người) mà phân ra làm ba giai đoạn :

Thứ nhất là thời kỳ chánh pháp :

«Xứ» là nước Phật.

«Cơ» chỉPhật, Bồ-tát.

Phương pháp tu trì là Nhất thừa.

Giai đoạn thứ hai là thời kỳ tượng pháp :

«Xứ» là các thế giới xấu, ác, ngũ trược.

«Cơ» là phàm, Thánh lẫn lộn.

Lưu hành Đại, Tiểu thừa (Ba thừa).

Giai đoạn thứ ba là thời kỳ mạt pháp :

« Xứ » là các thế giới xấu, ác trược, nhưng con người đều hiểu và làm theo tà vạy.

Ngài Tín Hạnh cho rằng đương thời đã tiến vào thời kỳ mạt pháp trong giai đoạn thứ ba, con người thật khó thực hành được như hai thời kỳ trên.

  1. Một là môn niệm Phật đối với Tam Giai :

          Hỏi: Pháp của Phái Tam Giai không ngồi giưòng chư Tăng, không ăn thức ăn của chư Tăng. Trong pháp niệm Phật chưa biết có cho dùng thức ăn của chư Tăng, ngồi giường chư Tăng và ăn sau giờ ngọ hay không?

          Đáp: Trong pháp niệm Phật đều cho phép ngồi giường chư Tăng và được ăn sau giờ ngọ. Tại sao ?

          Vì người niệm Phậtthể hưởng phước báo của Như Lai, cũng như vương tử hưởng lộc vua. Vả lại, Phật cũng như cha mẹ, người niệm Phật cũng như con trai, con gái, nên được nhận thức ăn, y phục, giường chõng, gối mền của cha mẹ. Thế nên, đều cho phép ngồi giường chư Tăng, đồng thời cho phép ăn sau giờ ngọ.

          Vấn nạn: Không ngồi giường chư Tăng, không ăn thức ăn của chư Tăng, tức là người tu hành. Vậy thì kẻ thấp hèn quê mùa ở vùng biên địa lẽ phải là người tu hành. Tại sao ?

          Kẻ thấp hèn quê mùa ở vùng biên địa không ngồi giường chư Tăng, không dùng thức ăn chư Tăng nhưng họ chẳng có đạo, nên người theo pháp Tam Giai này cũng chẳng phải tu đạo.