AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Con Đường Duy Nhất
    ● (nhất đạo) có thể hiểu là con đường đơn thuần, không có ngã rẽ, là con đường đưa đến một mục tiêu là Đại Niết Bàn; có thể hiểu là con đường trực tiếp, thẳng đến Đại Bồ-đề.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Con Đường Thứ Bậc
    ● TT : lam-rim. Một trình bày những giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni theo một hình thức thích hợp tu hành từng bước một cho một người đệ tử. Lam-rim được lập thành trước tiên bởi đại đạo sư Ấn Độ Atisha (Dipankara Shrijnana 982-1055) khi ngài đến Tây Tạng vào năm 1042.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Cổn Miện
    ● Lễ phục nhà vua
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Con Sơn Tinh
    ● Nó giống hình người, nhưng chỉ có một chơn, ưa ăn cua núi.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Con Voi Trắng
    ● Tượng trưng cho một vị Bồ-tát, sáu ngà tượng trưng cho lục độ, hoa sen lớn trong bụng voi tượng trưng cho tâm đại bi thanh tịnh.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Công Án
    ● (Nh. Koan, H. Kung-an). Nguyên chữ Hán có nghĩa là một trường hợp thiết lập một tiền lệ của pháp pháp. Trong Thiền, công án là một định thức, bằng ngôn ngữ đánh lừa, chỉ thẳng chân lý tối hậu. Không thể giải đáp các công án bằng cách sử dụng lý luận hợp lý mà chỉ bằng cách làm tâm giác ngộ(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Công Án Mu
    ● Của Triệu Châu [hay “Triệu Châu Cẩu Tử”], Tàu phát âm là “Wu,” âm Hán-Việt là “Vô,” Nhật phát âm là “Mu,” có nghĩa đen là “Không” hay “Không có.” Trong ấn bản “Ba Trụ Thiền” do nhà xuất bản Thanh Văn ấn hành ở Hoa Kỳ vào năm 1991, người dịch đã dùng chữ “Không” để dịch chữ “Mu” của công án(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Công Chúa Văn Thành
    ● (623-680), có tên tiếng Tạng là Giáp Tát Hán Công Chúa (Gyasa, hoặc Mung-chang Kungco, hay Mung-chang Konchu), cháu của Đường Thái Tông (Lý Thế Dân), là hoàng hậu thứ hai của Tsanpo Songtsan Gampo, là vua đời thứ 33 của vương triều Yarlung của Cổ Tây Tạng nhằm mục đích cầu thân và tái lập(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Công Dương Học
    ● Học phái muốn dựa trên Công Dương Truyện (sách chú thích kinh Xuân Thu của Công Dương Cao) để tìm hiểu ý nghĩa thâm sâu (vi ngôn, đại chỉ) những lời nói của Khổng Tử . Đời Thanh, bắt đầu bằng Thường Sơn học phái của Trang Tồn Dữ (1719-88), đến Khang Hữu Vi thì toàn thịnh.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Công Dương Truyện
    ● Do Công Dương Cao, người nước Tề, biên soạn. Ông này là một đệ tử của Tử Hạ. Tử Hạ là một đệ tử trứ danh của Khổng Tử, có tên thật là Bốc Thương, quê ở Ôn Ấp, nước Tấn. Tử Hạ được xếp vào Thập Triết, tức mười đại học giả của Khổng Giáo. Thông thường, người ta coi Công Dương Truyện là những(...)

Tìm: