AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Đại Bi 
    ● (Đại-bi kinh 大悲經, S: Mahā-karuṇā-puṇḍarīka): Kinh, 5 quyển, do ngài Na-liên-đề-da-xá ở chùa Thiên Bình dịch vào năm 570, được xếp vào Đại Chính tạng, tập 12. Nội dung kinh này ghi chép lúc Đức Phật sắp Niết-bàn, truyền trao chính pháp cho tôn giả Ca-diếp và A-nan, đồng thời tuyên dạy công(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Đại Bi
    ● (Đại-bi kinh 大悲經, S: Mahā-karuṇā-puṇḍarīka). Kinh, 5 quyển, do ngài Na-liên-đề-da-xá ở chùa Thiên Bình dịch vào năm 570, được xếp vào Đại Chính tạng, tập 12. Nội dung kinh này ghi chép lúc Đức Phật sắp Niết-bàn, truyền trao chính pháp cho tôn giả Ca-diếp và A-nan, đồng thời tuyên dạy công(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Đại Tập
    ● (Đại tập kinh: 大集經 ; S: Mahā-saṃnipāta-sūtra): Gồm 60 quyển, do ngài Đàm-mô-sấm dịch vào thời Bắc Lương, Trung Quốc, xếp vào Đại Chính tạng, tập 13. Nội dung tập hợp những bài kinh thuộc Đại tập bộ, chủ yếu là nói về sáu pháp ba-la-mật của Đại thừa và pháp tính không. Ngoài ra còn có những(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Vô Lượng Nghĩa
    ● 無量義經 (S: Amitartha-sūtra): Kinh, 1 quyển, do ngài Đàm-ma-già-đà-da-xà dịch vào năm 481 đời Tiêu Đề thuộc Nam Triều, Trung Quốc, được xếp vào Đại Chính tạng, tập 9. Chỉ thú của kinh này là y cứ vào phiền não của hữu tình vô lượng nên Đức Phật nói pháp vô lượng, nói pháp vô lượng cho nên nghĩa(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kinh Vu Lan Bồn
    ● (盂蘭盆經. S: Ullambana-sūtra): Kinh 1 quyển, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn, Trung Quốc, là kinh điển thuộc Phương Đẳng bộ, được xếp vào Đại Chính tạng, tập 16. Nội dung kinh này, đại đệ tử của Phật là Mục-kiền-liên vì bất nhẫn khi thấy mẹ bị đọa vào đường ngạ quỉ, chịu khổ, nên ngài(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kleśa
    ● Phạn ngữ. thường được phiên âm Hán Việt là cát-lệ-xá, dịch nghĩa là phiền não, thường chỉ đến tham, sân, si như là những nguyên nhân làm sinh khởi các tư tưởng và cảm xúc gây khổ đau.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Klesha
    ● (Kleśa), ý tưởng và xúc cảm ưu phiền, phiền não
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kondanna
    ● Là một trong 5 người theo Phật tu khổ hạnh và được nghe thời pháp đầu tiên của Phật tại Lộc-Uyển, Sarnath.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kosambi
    ● (Kausambi) ngày nay là một làng nhỏ tên Kausam hay Kosam  nằm cạnh bờ sông Yamuna, cách thành phố Allahabad 51 km về hướng tây-nam.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Kotsu
    ● (Hốt). Từ tiếng Nhật chỉ cây gậy hay thanh cây của các lão sư, dài độ 4 tấc có hình giống cột xương sống con người, các sư dùng để nhấn mạnh một điểm, hay đôi khi đánh lẹ để khiển trách  một môn sinh.

Tìm: