Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Độ

Huyện Hoàng mai phía Đông tỉnh Hồ Bắc, có lưu truyền một câu truyện như vầy: “Tương truyền, Tứ Tổ Đạo Tíntruyền pháp ở Hoàng Mai. Có cư sĩ Trương Hoai Hoài ờ làng Trương Độ, trồng tùng ở núi Hoàng Mai sau chùa Tứ Tổ suốt sáu năm. Được gọi là Tài Tùng Đạo Giả”.

Vào năm bảy mươi lăm tuổi, vị đạo nhân này đến Tổ Đạo Tín cầu pháp, mong được y bát và đại pháp. Tứ Tổ trầm tư một lúc rồi nói:

Tuổi của ông đã cao như thế, có thể gánh vác gia nghiệp của Như Lai sao? Chẳng bằng đổi kiếp hãy trở lại.

Tài Tùng Đạo Giả đảnh lễ cáo từ. Tứ Tổ gọi lạiban cho một bài kệ:

Trên Chu gia trang gặp cô gái,

Pháp ythiền trượng ôm trong lòng

Hóa thành đào tiên chui vào bụng.

Sông đục theo dòng bỏ xác thân.

(Chu gia trang thượng ngộ quần sai {thoa}

Pháp ythiền trượng quải tâm hoài

Vu hóa tiên đào đầu nhập phúc.

Trọc hà phó thủy thoát thi hài).

Sau khi từ giã Tứ Tổ mà đi, Tài Tùng Đạo từ núi Phá Ngạch hướng về Nam, đi khoảng ba mươi dặm, thấy mặt trời lặn, trời đã hoàng hôn, gặp một thiếu nữ đang giặt áo và rửa chén bát bên bờ sông, bèn đến vái chào và hỏi thăm đây là đâu. Thiếu nữ đáp:

– Đây là Chu gia trang, đất này tên là Trạc Cảng.

Tài Tùng Đạo Giả nghe nói xong, liền nhảy xuống sông tự vận. Thần hộ pháp liền đem hồn phách của Tài Tùng Đạo Giả hóa làm trái đào tiên, bỏ vào bát cơm mà thiếu nữ đang rửa.

Thiếu nữa tên Chu Phụng Thư, là con của Chu viên ngoại, thấy đào tiên mười phần ngon lành hấp dẫn, liền ăn ngay, chẳng ngờ từ đây có thai. Việc này vợ chồng viên ngoại sau khi biết được, cho rằng con gái không chồng mà chữa, làm bại hoại môn phong, nên nổi trận lôi đình, trục xuất Phụng Thư ra khỏi nhà. Phụng Thư có miệng khó thốt nên lời, đành phải xin ăn qua ngày. Không bao lâu cô sanh một đứa con, đời sống của hai mẹ con càng thêm khốn quẫn. Đúa bé vì thiếu áo, thiếu cơm, từ bé thân thể đã mười phần ốm yếu, đến bảy tuổi mà chưa biết nói. Người mẹ đặt tên là Á Đồng (bé Câm).

Đời Tùy Dương Đế niên hiệu Đại Nghiệp thứ năm (609), gặp mùa gặt lúa, người mẹ dẫn Á Đông đi xin ăn trở về quê, qua nông thôn lượm mót những hạt lúa rơi trên đất. Người làng chê cười người mẹ, Á Đồng lớn tiếng hét thôi, trách mắng người làng không được vô lý. lần đầu tiên Á Đông mở miệng nói, người mẹ vui mừng nước rơi như mưa. Rồi dắt đứa bé về quê Trạc Cảng. Nhân đây, Trạc Cảng đời xưahiện tại có tên là Tân Khai Khẩu, ghi việc Á Đông mở miệng lần đầu.

Người mẹ dắt Á Đông về quê nhà xin ăn. Ngày nọ đến chùa Tứ Tổ, người trong chùa thấy mẹ con quần áo lam lũ, rất chán ghét, định đuổi ra khỏi cửa, vừa may Tứ Tổ Đạo Tín từ trong điện bước ra, thấy Á Đồng thông tuệ khả ái, bèn nói:

– Đáng tiếc con tuổi còn nhỏ quá, nếu không thì có thể theo ta xuất gia làm tăng.

Á Đồng nghe xong nói:

– Lúc con già đến Sư chê con già, nhỏ đến lại chê con nhỏ.

Tứ Tổ sực nhớ chuyện cũ, biết đây là Tài Tùng Đạo Giả, đổi đời trở lại, bèn thuật rõ cho người mẹ, rồi giữa Á Đồng lại với mình, xuống tóc đặt pháp danh là Hoằng Nhẫn. Á Đồng rời mẹ, theo Tứ Tổ Đạo Tínhọc tập Phật pháp, về sau quả nhiên hoằng dương Phật pháp to lớn, thành Ngũ Tỗ thiền tông.

Vả lại chẳng cần truyền thuyết dân gian chân thật nhiều hay ít. “Đường Kỳ Châu Đông Sơn Hoằng NhẫnTruyện” của Thích Tán Ninh ghi rằng: “Hoằng Nhẫn bảy tuổi, học pháp với ngài Đạo Tín, tánh tình trung hậu, thường bị đồng bạn trêu cợt mà lặng thinh chẳng đáp, chỉ siêng năng làm việc, làm lụng hăng hái”. Về sau Huyền Tráchđệ tử ngài Hoằng Nhẫn viết “Lăng Già nhân Vật Chí”, lập truyện ngài hoằng Nhẫnmiêu tả Ngài là “hoài bão trinh thuần, ít nói chuyện thị phi, không buồn để ý cảnh có – không, bốn oai nghi đều là đạo tràngba nghiệp đều là Phật sự”, “Sống không trau chuốt văn chương, mà nghĩa phù hợp với lý huyền”, bảo trì thiền phong chân chất của Tứ Tổ Đạo tín.

Chùa Tứ Tổ còn gọi là chùa Chính Giác, hoặc là nhân đất mà đặt tên chùa Song Phong, nằm ở lưng núi Song Phong, cách thành huyện Hoàng Mai 15 km về phía Tây. Núi Song Phong còn gọi là Tây Sơn, hoặc núi Phá Ngạch. Nhìn xa, hai ngọn núi này như hai lưỡi kiếm báu, vút thẳng lên mây. Nhìn gần lại giống như mọt giá bút, thật là núi non xanh đẹp, khí thế hùng vĩ.

Đời Đường năm đầu tiên, Tứ Tổ Đạo Tín lúc truyền pháp ở đây, quy mô của chùa rất rộng lớn. Trương Hựu thi nhân đời Đường, lúc dạo núi Song Phong, có làm một bài thơ, mô tả chùa Tứ Tổ rất sinh động:

Trăng sáng như nước, chùa đầu núi.

Ngước mặt nhìn trời, đá cũng đi.

Đêm vắng hiên sâu lời người bặt,

Một cảnh tùng lau, tiếng hạc về.

(Nguyệt minh như thủy sơn đầu tự.

Ngưỡng diện khán thiên thạch dã hành.

Dạ tĩnh thâm lang nhân ngữ định.

Nhất chi tùng động hạc lai thanh).

Nhưng chùa Tứ Tổ hoang phế đã lâu, chẳng trở lại phong quang ngày cũ. gần đây vì nhu cầu tham quan, mới bắt đầu chỉnh trang. Chỉ có tháp Từ Vân vẫn còn, sừng sững đứng trên sườn núi phía Tây Bắc của chùa. Theo sách Ngũ Đăng Hội Nguyên có ghi:

“Tứ Tổ Đạo Tín vào ngày mồng 4 tháng 9 nhuận năm Tân Hợi (651), đời Đường Cao Tông niên hiệu Vĩnh huy, chợt dạy môn nhân rằng:

– Tất cả các pháp, thảy đều giải thoát, mỗi người các ông hãy tự hộ niêm, lưu hóa vị lai.

Nói xong ngồi yên mà tịch, thọ 72 tuổi”.

Đồ chúng dựng tháp thờ phụng Tứ Tổ, nên gọi là tháp Chân Thân. Theo một ông già hơn 80 tuổi ở đất ấy nói, thì tháp này chưa bị phá hoại, trong tháp là chân thân của Tứ Tổ.

Tháp Từ Vân, vốn tên là tháp Tỳ Lô, cao 5m, làm bằng gạch xanh, kết cấu theo lối gỗ, tầng dưới là toà Đại Tu Di, trên bốn vách có chạm trổ các thứ đồ án hoa chim. Vua Đường Đại Tông ban thụy hiệu cho tháp là “Tháp của Đại Y Thiền sư Từ Vân”, nên lại có tên là tháp Từ Vân.

Chùa Ngũ Tổ ở Đông Sơn, cách huyện Hoàng Mai 16 km về phía Bắc, nên có tên chùa là Đông Sơn. Theo lời ghi chép thì Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, bảy tuổi ở Tây Sơn, theo Tứ Tổ học thiền. Sau khi đắc pháp, bắt đầu giảng kinh thuyết pháp ở Đông Thiền Tự, phía Tây thành Hoàng Mai, sau vì đạo tràng nhỏ hẹp, bèn xây cất chùa Đông Sơn ở Đông Sơn, từ đây pháp tịch hưng thạnh, người cầu pháp tấp nập trên đường. Chùa Ngũ Tổ Đông Sơnxây dựng vào đời Đường, niên hiệu Hàm Hanh (670-673), đến đời Minh, niên hiệu Vạn Lịch (1573-1619) được xây cất lại. vào đời Thanh, niên hiệu Hàm Phong (1851-1886), bị binh lửa thiêu hủy, lại trùng tu lần nữa. Năm Dân Quốc thứ hai mươi bảy (1938), bị phi cơ Nhật Bản oanh tạc, Đại Hùng Bảo Điện bị san bằng. Trong việc chỉnh tu chính ngay trước mắt, không cách gì tìm lại được phong quang ngày trước.

Trong chùa Ngũ Tổ có điện Ma Thành, hiện đổi thành phòng triển lãmtriển lãm những văn vật đào được ở Hoàng Mai bao năm qua. Tương truyền vào đời Minh, có một Hòa thượng ở chùa Ngũ Tổxuống núi hóa duyên, không xin vật thực, không cần tiền bạc, chỉ cần ngói gạch xây dựng đại điện, thân sĩ và dân chúng nơi đó thấy vậy cảm động, rồi rủ nhau gánh đá, vác ngói lên chùa Ngũ Tổ. Ngày khánh thànhh chùa, để k niệm dân chúng Ma Thành có tinh thần hộ trì Phật pháp nên đặt tên là điện Ma Thành.

Lại có điện Thánh Mẫu, thờ mẹ của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, bà Chu Thái phu nhân. Theo truyền thuyết, mẹ của Ngũ Tổ, lúc trẻ vì không chồng mà mang thai, không được cha mẹclàng xóm chấp nhận, nên phải mang Ngũ Tổ đi xin ăn qua ngày. Sau tuổi già, lại nương Ngũ Tổ mà sống, Ngũ Tổ để mẹ ở trong chùa, mỗi ngày gánh nước, vác củi, nấu cơm cho chúng, chịu đủ cực nhọcNgũ Tổ không chút thương tiếc. Không bao lâu bà vãng sanh. Sau khi bà chết, Ngũ Tổ liệm chôn sơ sài, khiến chúng trong chùa bất mãn, cho Ngũ Tổ là người bất hiếu, hoàn toàn không nhớ đến sự cực khổ mà mẹ Ngài phải chịu suốt đời vì mình, nên rủ nhau đòi đi, không muốn theo Ngũ Tổ nữa. Ngay lúc ấy, Chu Thái phu nhân chợt hiện trên không trung, nói kệ:

Quý Sư chẳng nên lui sụt tâm đạo

Con tôi đã vì tôi lo xong đời trước

Nghiệp chướng nhiều kiếp đã trừ sạch

Bồ đề như xưa chứng toàn thân.

(Chu sư bất tất thối đạo tâm

Ngô nhi vị ngã liễu tiền nhân

Lũ thế nghiệp chướng tất tanh trừ

Bồ đề y cựu chứng toàn thân).

Lúc này, đại chúng mới biết Ngũ Tổ vì hóa độ cho mẹ, đã khổ tâm mà làm thế, bèn rủ nhau góp tài sảndựng lên điện Thánh Mẫu, thờ mẹ hiền một đời. Điện này đến nay vẫn còn, tượng của Chu Thái phu nhân đã sớm bị phá hoại, hiện đã có tượng mới, để người cúng kiến.

Trong điện Chân Thân thờ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, có một bức đối rất đáng tôn sùng, không biết thủ bútcủa ai, vào đời nào.

Vế trên là:

Phật pháp hữu nhân, Phật pháp hữu duyên.

Hữu nhân, hữu duyên, giai thành Phật quả.

Vế dưới:

Tổ truyền nhất y, Tổ truyền nhất bát

Nhất y, nhất bát, nãi thị Tổ.

Lúc đi thăm các chùa ở Đại Lục, tôi rất nhiều cảm khái. Vì bị người phá hoạicổ tích khó tìm; vì sự điêu linh của tăng tài, phần nhiều bị đơn vị văn vật quản lý. Trong chùa xưa, tiếng trống chiều hồi chuông sớm vắng tiếng, chẳng biết bao giờ huệ mạng lại được tiếp tụcchánh pháp lại trùng hưng!

(Chu Chí Mẫn – Dịch theo báo Phổ Môn)

Nguồn:thuvienhoasen.org