Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Trí Khải

(538-597)

Trí Khải tự Đức An, họ Trần ở Hoa Dung, cha được phong làm Khai quốc hầu, mẹ họ Từ, lúc có thai mộng nuốt một con chuột trắng và mây hương năm màu vòng quanh ở bụng. Đêm đản sanh, ánh sáng khắp nhà. Mắt Ngài có hai đồng tử, da không dính bụi. Khi nằm thường chắp tay, ngồi thì hướng mặt về Tây. Năm bảy tuổi vào chùa nghe Tăng tụng phẩm Phổ Môn, liền niệm theo, chợt tự nhớ hết văn bảy cuốn rành rõ như đã học. Mười lăm tuổi lễ Phật, chợt thoảng như giấc mộng, thấy có núi lớn gần mé biển, trên đỉnh có vị Tăng vẫy tay, lại dẫn vào một ngôi chùa nói: “Ông sẽ ở đây. Ông sẽ chết ở nơi này”.

Sau Ngài xuất giathọ giới cụ túc, rồi đến núi Đại tô yết kiến ngài Huệ TưHuệ Tư vừa gặp liền bảo:

– Xưa, trên núi Linh Thứu, ta và ông cùng nghe kinh Pháp Hoa, nay ông lại đến!

Huệ Tư dạy làm đạo tràng Phổ Hiền thuyết Tứ An Lạc HạnhTrí Khải nhập quán hai mươi mốt ngày, tụng kinh Pháp Hoa, đến phẩm Dược Vương, nói: “Đây là chân tinh tấn, gọi là chân pháp cúng dườngNhư Lai”. Liền ngộ Pháp Hoa Tam muội, thấy một hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan, túc mạng thôngliền phát, đem chỗ chứng bạch với ngài Huệ TưHuệ Tư nói:

– Chẳng phải ông thì chẳng chứng được. Chẳng phải ta thì không biết được. Đây là Pháp Hoa Tam muội, là phương tiện ban đầu, là Triền Đà la ni ban đầu vậy. Dù cho bậc thầy văn tự có đến ngàn vạn cũng không thể cùng ông biện luận.

Trong những vị thuyết pháp, Ngài là đệ nhất.

Trí Khải trụ chùa Ngõa Quan ở Kim Lăng tám năm. Vào tháng 8 niên hiệu thái Kiến năm thứ bảy nhà Trần (575) dẫn đồ chúng trụ núi Thiên thai. Ngọn Phật Lũng có Đại sư Định Quang bảo đệ tử rằng:

– Chẳng bao lâu sẽ có bậc thiện tri thức thù thắng, dẫn đồ chúng đến đây.

Không bao lâu, Trí Khải đến. Định Quang nói:

– Còn nhớ ngày xưa, lúc đưa tay vẫy dắt không?

Đến am, đêm đó trên không có tiếng chuông. Ngài hỏi:

– Là điềm gì vậy?

Đáp:

– Đây là kiền chùy để nhóm Tăng chúng, là tướng ở được. Ngọn này là Kim địa, tôi đã ở. Ngọn phía Bắc là Ngân địa, ông sẽ ở đó.

Ngài Trí Khải thường một mình đến ngọn Hoa lĩnh tọa thiền. Bỗng nhiên đêm sau, gió lớn làm trốc cây, sấm chớp rền núi, qủy ma (ly mỵ) ngàn bầy, một hình biến trăm dạng, biến hóa chớp nhoáng không thể tính kể. Lại hiện hình cha mẹ, thầy, Tăng, chợt dựa ôm, bình thường thương khóc lóc.

Ngài vẫn an tâm không tịch, thầm niệm thực tướng, hai duyên mạnh yếu chẳng thể làm động. Lúc sao mai vừa mọc, thần tăng khen:

– Chế phục kẻ địch, thắng được kẻ oán, đáng gọi là dũng, có thể qua được sự khó khăn này không ai bằng ông.

An ủi xong, lại thuyết pháp cho Ngài. Ngài nói:

– Đây gọi là Thực đế, nên học Bát Nhã, nên tuyên Đại bi. Từ đây về sau tự thực hành và dạy người khác. Ta đều chịu ảnh hưởng pháp này.

Trí Khải đến Kinh Châu, Ngọc tuyền nhập định trong cây to. Một hôm có con rắn lớn, dài hơn mười trượng, há miệng hướng vào, âm ma la liệt, tên đá như mưa. Trải qua một tuần ngài Trí khải vẫn không có vẻ sợ, còn thương xót nó mà nói:

– Ngươi tạo các nghiệp sanh tử, tham đắm chút phước thừa, chẳng tự bi hối.

Nói xong các yêu ma biến mất. Tối đó mây tan, trăng sáng, Ngài thấy có hai người uy nghi như vua đến trước cung kính nói:

– Tôi là Quan Vũ. Cuối đời Hán nhiễu nhương, Cửu Châu tàn phá, Tào Tháo bất nhân, Tôn Quyền tự cố thủ. Tôi là nghĩa thần nhà thục Hán, mong khôi phục ngôi vua, nhưng thời sự trái nhau, có chí mà không toại nguyện, chết đi còn chút công nghiệp được làm vua núi này. Đại đức thánh sao phí sức thần mà đến đây?

Ngài đáp:

Muốn ở đất này kiến lập đạo tràng để báo đáp đức sinh thân.

Quan Vũ nói:

– Xin thương xót con ngu muội, rủ lòng nhiếp thọ. Cách đây một xá (30 dặm), có núi như thuyền úp, đất đó thâm hậu, đệ tử sẽ cùng Tử Bình, dựng chùa để cúng. Mong thầy an thiền bảy ngày, sẽ hoàn tất.

Khi Ngài xuất định, thấy đầm sâu ngàn thước trở thành đất bằng, mái chùa tráng lệđẹp đẽ ưa nhìn. Ngài bèn dẫn chúng vào ở; rồi diễn pháp một ngày. Thần bạch Ngài rằng:

– Đệ tử hôm nay được nghe pháp xuất thế gian, mong rửa lòng đổi niệmcầu thọ giới quy ymãi mãilàm gốc Bồ đề.

Ngài bèn truyền ngũ giới.

Năm Đinh Tỵ tháng 11 (597), Tùy Vương sai sứ rước Ngài. Khi sắp đi, Ngài bảo môn nhân:

– Ta đi lần này không trở lại. Các ngươi nên thành tựu chùa Phật Lũng Nam.

Lại nói thêm:

– Đó là nhà vua sắp đặt, các ông thấy được, còn ta chẳng thấy.

Ngài đến trước tượng đá ở chùa Thạch Thành, Diệm Đông, dừng lại quay nhìn thị giả bảo:

– Ta biết mạng dứt tại đây, không tiến đi nữa, dây đàn đứt tuyệt hôm nay.

Rồi Ngài xướng đề kinh Quán Vô Lượng Thọ xong, lại nói:

– Bốn mươi tám nguyện trang nghiêm Tịnh độ. Ao hoa, cây báu, tuy dễ đến mà không có người, khi lửa, xe cùng hiện mà một niệm cải hối còn được vãng sanh, huống là người giới định huân tuđạo lực thánh hạnh, công chẳng phế bỏ.

Lúc đó Phật đá phóng đại quang minh trùm khắp hang núi. Môn nhân thỉnh:

– Chưa rõ Đại sư ở địa vị nào? Sanh thế nào?

Đáp:

– Ta nếu không lãnh chúng thì sáu căn được tịnh, vì bỏ mình lợi người nên chỉ lên Ngũ phẩm. Ông hỏi là sinh thế nào à? Các thầy bạn của ta theo hầu Quan Âm đều đến rước ta.

Nói xong Ngài tịch.

Nguồn:thuvienhoasen.org