TỰA
– Muôn sự muôn vật từ đâu đến và sẽ đi về đâu?
– Muôn sự muôn vật là gì mà lại từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu?
– Kia sông nọ núi, đây người đó vật, kia nhà kia xe v.v… đó không phải là muôn sự vật sao?
– Đâu phải. Hãy theo dõi cuộc đàm đạo giữa vua Di-lan-đà và Tỳ-kheo Na-tiên thử xem (Vua Di-lan-đà người gốc Hy Lạp, một bộ tướng của Á-lịch-sơn đại (Alexander 356-323 trước Tây lịch), cai trị vùng Tây Bắc Ấn, tại thượng lưu Ngũ Hà, khoảng giữa thế kỷ thứ hai, ba trước Tây lịch).
Nói đến Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì đại đa số người đều biết, hoặc biết qua tiểu sử, qua Tây Du Ký hay biết qua phim Tây Du, Đường Tam Tạng thỉnh kinh. Dù qua cách nào người ta cũng thấy Ngài là một bậc vĩ nhân hy hữu. Nhà học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết về Ngài như vầy: “Đọc xong tiểu sử của ông, ta mới thấy tấm gương của ông để lại cho ta soi không có một chút vết. Các vĩ nhân khác, trừ vài vị Thánh, còn có thể có chỗ cho ta không phục, còn ông thì suốt đời thanh đạm, can đảm, cần cù, hiếu học, lễ độ, khiêm tốn, trong sạch và hy sinh”.
Ngài không những là một Thánh Tăng, một Bồ-tát trong Phật giáo, mà còn là một nhà sử học, văn học, tâm lý học, triết học v.v… mặt nào cũng vĩ đại.
Thế nhưng có một điều ít người biết đến, đó là công trình dịch thuật vô tiền khoáng hậu của ngài không kém chi cuộc mạo hiểm đi thỉnh kinh vô tiền khoáng hậu của ngài.
Bộ luận Thành Duy Thức nầy là bộ luận cương yếu của môn Duy thức học, trình bày lý Duy thức theo pháp luận Nhân minh với những từ ngữ mới lạ, giản ước, nghĩa lý khúc chiết, ý kiến của các Luận sư đan xen chằng chịt, hỏi đáp không phân ranh giới rõ ràng, có khi câu hỏi ẩn trong câu đáp, dùng nhiều đại danh từ bỉ, thử, do đó thật khó lòng hiểu cho chu đáo. Đúng như lời tán thán của luận Duy thức xu yếu: “Vạn tượng hàm ư nhất tự, thiên huấn giảng ư nhất ngôn.”
Tôi dịch bộ luận Thành Duy Thức Nầy, trước hết vì lòng ngưỡng mộ chân dung ngài Huyền Trang, sau là để góp phần với các vị đang nghiên cứu hoặc đang giảng dạy Duy thức có sách cơ bản về Duy thức để tham khảo dễ dàng hơn. Luận Duy Thức hay Câu-xá có khả năng làm sáng nghĩa những câu Phật dạy trong các kinh Nikaya, A-hàm như câu: “Chúng sanh nương bốn cách ăn mà tồn tại. Trong đó có “thức thực”. Hay “Hành duyên thức”, hay “Thọ, Noãn, thức”, vậy thức trong các câu đó là thức nào? Không đọc Thành Duy Thức tưởng khó nói cho rõ.
Dù tôi đã để nhiều công phu vào bản dịch nầy, nhưng chắc chắn không sao tránh khỏi còn nhiều sai sót. Hy vọng sau nầy khi phát hiện ra được hoặc nhờ Thiện tri thức chỉ cho, tôi sẽ điều chỉnh lại cho bản dịch được hoàn bị hơn.