LỜI NGƯỜI DỊCH
Tôi còn nhớ, mùa hè năm 1997, tôi đến tinh xá Hoa Vũ miền Trung Đài Loan đảnh lễ cố đại lão Hòa thượng Ấn Thuận, vị mà tôi rất tôn kính và ngưởng mộ. Đuợc biết sau khi xuất gia, Ngài đem cả cuộc đời còn lại của mình phụng sự cho Phật pháp, bằng cách dành trọn thời gian nghiên cứu Phật pháp, tổng hợp phân tích lý giải một quá trình hình thành và phát triển Phật giáo ở Ấn Độ, cũng như lộ trình truyền dịch kinh điển từ Ấn sang Hoa khá phức tạp quanh co khúc khuỷu, càng đọc càng cảm thấy thú vị, qua đó mọi hoài nghi vẻ Phật pháp đều đả thông, không còn tâm phân biệt cố chấp cho là Đại thừa hay Tiểu thừa. Sự hình thành 3 thời kỳ Phát triển này cả 18 hay 20 bộ phái được xem như là tính tất yếu trong quá trình phát triển của lịch sử. Từ đó, chúng ta mới có cái nhìn khách quan và cảm thông hơn về sự dị biệt giữa quan điểm Nam tông vả Bắc tông, giữa Đại thừa và Tiểu thừa, xern đó như là vườn hoa nhiều sắc màu đẹp và tôn vinh cho nhau, không đối lập nhau.
“Nghiên cứu về các luận sư và các tác phẩm Thuyết nhất thiết Hữu bộ” là một trong số hơn 41 tác phẩm nghiên cứu cùa Hòa thượng Ấn Thuận. Nội dung tác phẩm này là chuyên đề thảo luận hai phương diện: Thứ nhất: Phân tích quá trình biên tập, nội dung tư tưởng và sự liên hệ giữa Lục túc và Phát Trí, giữa 7 luận của Hữu bộ và các tác phẩm về sau như “ Câu Xá”, “Thành Thật”, “Cam Lộ”, “ Thuận Cánh” . Thứ hai: dựa và luận này phân tích tổng hợp làm rõ quan điểm dị biệt giữa các luận sư của Hữu bộ, như Pháp Cứu (Dhasmatrãta), Giác Thiên (Duddhadeva), Thế Hữu (Vasumitra), Diệu Âm (Ghosa). Qua đó cho thấy tác phẩm này không những chỉ làm rõ tư tưởng phái Hữu bộ mà còn làm rõ quan điểm tư tưởng của các phái khác. Không chỉ dừng lại ở đó mà còn chỉ ra quá trình hình thành và phát triển A-tỳ-đàm trong thời kỳ Phật giáo bộ phái, nhất là tác phẩm này giúp cho chúng ta hiểu phần nào ý nghĩa các thuật từ chuyên môn trong A-tỳ-đàm.
Tôi thấy điểu này có lợi ích cho Tăng Ni Việt nam, nên từ khi về Việt Nam (2008) nhận trách nhiệm dạy cho lớp phiên dịch của Viện Nghiên cứu, tôi chọn tác phẩm này làm tài liệu giảng dạy, với mục đích giúp học viên hiểu rõ 5 vấn đề cơ bản trong công tác phiên dịch chữ Hán sang Việt: 1. Nắm rõ thực trạng phiên dịch các Thánh điển từ Ẩn sang Hoa; 2. Sự dị biệt về cách suy tư giữa hai nền văn hóa Án Hoa, dẫn đến sự khó khăn trong việc chuyển dịch, vì không có khái niệm tương đồng; 3. Phật pháp được Phật chứng ngộ dưới cây Bồ đề và những gì được ghi lại trong kinh luận có thể nói không hoàn toàn giống nhau, nhất là giai đoạn Phật giáo Bộ phái, các phái tranh luận với nhau từng khái niệm, do vậy không thể đồng hóa khái niệm cho việc phiên dịch; 4. Thánh điển trong các tạng do người sau biên tập. Trong ấy ẩn chứa không ít vấn đề thuộc tư tưởng, văn chương chữ nghĩa, văn hóa vùng miền, trình độ… Do vậy, không thể tuyệt đổi xem nguồn tư liệu này là ‘thánh ngôn lượng’, dẫn đến sự ngộ nhận trong việc phiên dịch; 5. Cân phải am tường sự tương đồng và dị biệt về cách mô tả giữa người Hoa và người Việt.
Do vậy, tác phẩm mà độc giả đang cầm trên tay, được tôi và các học viên phiên dịch. Tính chất của dịch phẩm do nhiều người cộng tác, rất khó như ý. Rất mong sự góp ý từ độc giả. Tôi hy vọng rằng, tác phẩm này sẽ là một động lực nghiên cứu về A-tỳ-đàm cho giới nghiên cứu người Việt.