Những người thích coi sách, đối với tham thiền như thế nào?

Hỏi:
 Những người thích coi sách, đối với tham thiền như thế nào?

Đáp:
Tất nhiên bị chướng ngại, nếu chưa tin tự tâm được 100% phải nhờ đọc sách chánh pháp để tăng cường tin tự tâm 100% là có ích. Nếu chấp thật lời Phật Thích Ca cho là chân lý thì bị chướng ngại. Chính Phật Thích Ca nói “Ai nói Phậtthuyết pháp là người ấy phỉ báng Phật”. Thật tế không thể dùng lời để nói, và cũng không thể dùng bộ óc để suy nghĩ đến. Kinh Lăng Nghiêm nói “thân tâm bất năng cập” (thân tâm khôngthể đến được), còn trí huệ của bộ óc thì thân tâmthể đến.

Hỏi:
 Người ghiền đọc sách, làm cách nào để trừ?

Đáp:
Muốn trừ thì đừng có trừ, tham Tổ sư thiền là hỏi câu thoại kích thích niệm không biết; rồi khán thoại đầu là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết là cái gì; nhưng chỗ không biết thì không có chỗ để xem, nên không có mục tiêu để nhìn; thành ra người ta nói “tôi nhìn không được”, nhưng đã nhìn được rồi; tại nhìn không thấy gì, có nhìn mới biết là nhìn không được.
Mặc dù, nhìn không thấy gì, nhưng cứ tiếp tục hỏi và nhìn. Hỏi dùng tâm hỏi, nhìn cũng dùng tâm nhìn; cứ hỏi và nhìn đi song song, không có trước sau; lâu ngày trở thành thói quen rồi thành khối, bất cứ ham thích cái gì thì tự động không còn ham thích.

Như ở Việt NamPhật tử thích xem hát, tham thiền một thời gian tự động không thích xem hát; ham mặc đồ đẹp, tham thiền một thời gian tự động không ham mặc đồ đẹp; ưa đi ăn nhà hàng, tham thiền một thời gian tự động không ưa đi ăn nhà hàng.

Ghiền coi sách cũng vậy, giữ được nghi tình có ghiền đọc sách cũng tự mất. Nếu cố ý muốn bỏ thì bỏ không được, vì cố ý muốn bỏ là dùng cái biết. Chính cái biết mà Thiền môn gọi là cửa tai họa, tức tất cả tai họa từ chữ biết sanh ra.

Cho nên, giáo lý tam thừa đều ngưng cái biết (hoạt động của tâm). Như thừa Thanh văn có 5 thứ thiền quán để ngưng hoạt động của tâm, phần nhiều tu Sổ tức, có một số ít tu quán Bất tịnh, còn 3 thứ kia (quán Từ bi, quán Nhân duyên, quán Lục thức) ít có người tu.

Đình tâmđình chỉ cái hoạt động của tâm, cái hoạt của tâm là ham biết; tức là muốn đình chỉ tánh ham biết đó thì phải có thiền quán. Trung thừa và Đại thừa đều như vậy, chỉpháp thiền khác; nhưng mục đích là đình chỉ cái tâm. Tối thượng thừa dùng cái không biết để đình chỉ.