LỜI TỰA
Phật-giáo khởi-nguyên từ Ấn-Độ, sau truyền qua Trung Quốc, một nước rất phồn thịnh, đất rộng người nhiều; hơn nữa, Trung-Quốc vốn sẵn có một nền văn-minh truyền thống, tối-cổ từ các thời đại nhà Hạ, Ân, Chu tới Tiền-Hán, nhưng mãi đến thời đại Hậu-Hán Phật-giáo mới chính thức được du nhập. Và, nhờ nguồn giáo-lý cao diệu của Phật-giáo đã ảnh hưởng sâu đậm trong nếp sống tình-cảm và tư-tưởmg của người dân Trung-Quốc, nên Phật-Giáo đã phát triển một cách rất mau lẹ, chiếm hẳn địa vị của Nho-giáo và Đạo-giáo, để trở thành một tôn-giáo trọng yếu nhất của Quốc-dân.
Phật-giáo Trung-Quốc không những chỉ phát triển & nội địa, mà còn truyền bá ra các ngả. Phật-giáo Việt-Nam, Phật-giáo Triều-Tiên, và Phật-giáo Nhật-Bản đều chịu ảnh hưởng của Phật-giáo Trung-Quốc. Phật-giáo Trung-Quốc lại còn là một kho tàng phong phú nhất của nền tư-tưởng Á-Đông. Vì tư-tưởng Phật-giáo tuy phát sinh từ Ấn-Độ, nhưng về hoàn-cảnh tổ-chức giáo-học lại do Trung-Quốc. Những người muốn khảo cứu về văn-hóa Á-Đông, nếu không hiểu được Phật-giáo Trung-Quốc thì cũng không thể thấu triệt được Phật-giáo, hiểu được tư-tưởng tinh-túy của nền văn-hóa Á-Đông. Nhưng muốn hiểu về Phật-giáo Trung-Quốc, trước hết ta phải biết đến lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc. Ở Việt-Nam, những sách viết về lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc, lại rất hiếm và hầu như là không có. Cũng vì nhu cầu cấp bách đó, nên cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” được ra mắt cùng quý độc giả.
Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc gồm có Giáo-đoàn-sử, và Giáo-học-sử. Giáo-đoàn-sử ghi chép những sự biến chuyển, thịnh suy của giáo-đoàn Phật-giáo, và các vấn đề có liên hệ tới mỹ-thuật, văn-học, kinh-tế và tự-viện; Giáo-học-sử, ghi chép hệ-thống phát-triển về giáo-lý của Phật-giáo, giáo-nghĩa của các tôn-phái. Tuy phân-loại như vậy, nhưng không có nghĩa là Giáo-đoàn-sử và Giáo-học-sử khác biệt nhau. Cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” này mới chỉ là khởi-thuyết nên chú-trọng về phương diện giáo-đoàn-sử; còn giáo-học-sử chỉ lược thuật những điểm nhận thấy là trọng yếu.
Cách phân loại về thời-đại của lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc có nhiều lối khác nhau. Như khu phân thành từng thời-đại, chia làm 5 thời kỳ, thời thứ nhất là “Thời đại phiên-dịch”, kể từ lúc Phật-giáo bắt đầu truyền tới cho đến đầu thời Đông-Tấn, ở thời này phần nhiều chuyên chú về việc phiền dịch kinh-điển. Thời thứ hai, “Thời-đại nghiên-cứu”, kể từ đầu thời Đông-Tấn đến thời-đại Nam-Bắc-triều, ở thời này không những chỉ chuyên về việc dịch-thuật, mà có khuynh-hướng về mặt nghiên-cứu. Thời thứ ba, “Thời-đại kiến-thiết” kể từ đời Tùy đến đời Đường là thời-đại Phật-giáo độc-lập, hoàn thành về giáo-nghĩa của các tôn-phái. Thời thứ tư, “Thời-đại kế-thừa” kể từ thời Ngũ-Đại cho tới đời nhà Minh, ở thời này chỉ là kế-thừa những giáo-học đã phát sinh ở đời Tùy, Đường, không có tư-tưởng giáo-học mới xuất-hiện. Thời thứ năm, “Thời-đại suy-vi”, kể từ đời nhà Thanh trở về sau, vì ở thời này không có tăng-tài xuất hiện, Tăng, Ni, tư-viện lại bị đào-thải. Tuy vậy, nhưng tới thời-đại Trung-Hoa Dân-Quốc thì Phật-giáo có cơ-vận phục-hưng. Hoặc lại khu phân thành “Tây-vực Phật-Giáo”, kể từ khi Phật-giáo mới truyền vào cho tới đời nhà Tùy, “các tôn độc lập”, kể từ đời nhà Tùy cho tới đời nhà Tống; “Tây-Tạng Mông-Cổ Phật-Giáo”, là thời-đại Lạt-Ma-giáo đời Nguyễn; và “Chư-tôn dong-hợp Phật-giáo”, kể từ đời nhà Thanh trở về sau. Hoặc lại dựa vào thời-đại của lịch-sử Trung-Quốc để khu phân về thời-đại của lịch-sử Phật-giáo. Theo cách khu phân này thì lý-giải được dễ dàng và tiện lợi hơn. Nên cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” này cũng nương vào thời-đại của lịch-sử Trung-Quốc để khu phân về lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc.
Nội-dung của cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc” này, dựa theo thời đại, chia làm XVI chương. Ở mỗi chương đều bàn khái-quát về lịch-sử của thời-đại, và đại-cương của Phật-giáo, sự quan-hệ giữa Phật-giáo với Nho-giáo và Đạo-giáo, cùng là trạng-thái của giáo-đoàn Phật-giáo. Chương cuối là lược-thuật về lịch-sử Phật-giáo Trìều-Tiên.
Về tài-liệu tham-khảo để soon cuốn “Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc”, phần tài-liệu thứ nhất rút tỉa trong các bộ “Lịch Đại Tam-Bảo-Kỷ”, “Phật-Tổ Thống-Kỷ”, “Quảng-Hoằng Minh-Tập”, “Xuất-Tam-Tang Ký-Tập”, “Khai-Nguyên Thích-giáo-Lục”, “Cao-Tăng-Truyện”, “Đại-Đường Tây-Vực-Ký” v.v… Phần tài-liệu thứ hai, căn cứ ở cuốn “Chi-Na Phật-giáo sử Cương” của tác gỉa Kayo Sakaino: “Trung-Quốc Phật-Giáo-Sử” của Ryoehu Michihata “Phật-giáo-sử Khái-Thuyết” thiên Trung-Quốc của Ztnyu Tsukamoto .v.v.. và nhiều sách khác hhư mục tham-khảo văn-hiến ở cuối quyển. Niên đai dùng trong cuốn sách này thì y cứ vào cuốn “Chi-Na Lịch-Đại Đế-Vương Niên-Biểu” của tác giả Raizo Yamane, và “Niên-Biểu” trong bộ Phật-giáo Đại-từ-điển của Bác-sĩ Shinkyo Mochizuki.
Cuốn “Lịch-Sử Phật-Giáo Trung-Quổc” này được in ra, chỉ nhằm vào việc giúp ích cho những người có chí-hướng tu học Phật-pháp, tìm hiểu lịch-sử Phật-giáo, nhất là lịch-sử Phật giáo Trung-Quốc, và cũng là để góp phần nhỏ vào việc xây dưng nền “Phật-giáo sử-học” nước nhà.
Chúng tôi tư nhận, việc khảo-sát về lịch-sử là một công trình lớn lao, nhất là trên bước đường phát-triển, thịnh suy vĩ-đại của 2000 năm lịch-sử Phật-Giáo Trung Quốc, nay đem thâu tóm ghi chép lại trong pham-vi nhỏ hẹp của cuốn sách nhỏ đâu phải là công việc dễ dàng. Nhưng, vì nhu-cầu đòi hỏi, và để mở một giai-đoan cho phong trào nghiên-cứu về lịch-sử Phật-giáo Trung Quốc, nên chứng tôi không quản sức hiểu biết còn nông-cạn, cố gắng sưu-tầm tài-liệu soạn thành cuốn sách nhỏ này để giới-thiệu phần đại-cưong của Lịch-sử Phật-giáo Trung-Quốc với các hàng Phật-tử và các bậc học-giả trong nước.
TRÂN TRỌNG
Sa-Môn THÍCH-THANH-KIỂM