Khác biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa là như thế nào?

Hỏi:

Khác biệt giữa Tiểu thừaĐại thừa là như thế nào?

Đáp:

  1. Tiểu thừa ở trong giai đoạn ngã chấp, theo triết lý là Chủ Quan Duy Vật Luận. Phật nói tâm mà tại sao Tiểu thừa gọi là Duy Vật? Vì Tiểu thừa cho lục căn là thật, muốn dứt lục căn. Lục căn đối với lục trần, mà lục trần là vật. Như nhãn căn đối với sắc trần, sắc trần có hình tướng vật chất; nhĩ căn đối với thanh trần bên ngoài, hương, vị, xúc đều là vật, nên nói là vật. Ở trong phạm vi tương đối, tu Tứ Diệu Đế, mà cuộc sống hàng ngày đều ở trong nhất niệm vô minh, tức là từ niệm này qua niệm kia. Thừa này gọi là thừa Thanh Văn, mục đích cuối cùng là dứt lục căn.
  2. Trung thừa là giai đoạn pháp chấp, theo triết học là Chủ Quan Duy Tâm Luận. Nhưng vẫn còn ở trong phạm vi tương đối, cách tuThập Nhị Nhân Duyên, cũng ở trong nhất niệm vô minh. Thừa này gọi là thừa Duyên Giác, mục đích là dứt nhất niệm vô minh.
  3. Đại thừa là ở trong giai đoạn không chấp (chấp không), phá được ngã chấp, phá được pháp chấp lọt vào không chấp. Đến Đại thừaTâm Và Vật Hợp Một, khác hơn Nhị thừa. Cũng còn ở trong phạm vi tương đối, cách tu là 6 Ba La Mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, thiền định, trí huệ). Đến đây là vô thỉ vô minh, tức là thoại đầu. Thừa này gọi là Bồ Tát thừa. Mục đích thừa này phá vô thỉ vô minhkiến tánh.
  4. Tổ Sư thiền gọi là Tối Thượng thừa ở giai đoạn thật tướng. Thừa này là đến Phi Tâm Phi Vật (chẳng phải tâm cũng chẳng phải vật), muốn vào phạm vi tuyệt đối, cách tu tham thoại đầu, công án. Mục đích là hiện Chơn Như Phật Tánh, gọi là Phật thừa. Khi kiến tánh rồi  gọi là vạn đức viên mãn, vô tu vô chứng.

kiến tánh rồi mới biết không có cái gì để dứt để phá! Chỉ là y như cũ, không phải tu mới thành, chứng mới đắc. Bởi Phật đã thành sẵn, đã đắc sẵn, chỉ bị biết và không biết của bộ não che khuất, nên không được hiện ra.