Phật giáo thích ứng như thế nào với yêu cầu tín ngưỡng của dân gian ?

Tín ngưỡng dân gian là những hoạt động tôn giáo có liên quan đến phong tục tập quán của nhân dân và cũng là những hiện tượng tôn giáo của những hình thái nguyên thủy đã được phát sinh và phổ biến trong dân tộc các nước, từ khi bắt đầu có nền văn hóa loài người. Để cởi mở những rối răm, thắc mắc trong lòng, những tranh chấp cãi cọ trong gia đình và xã hội, những khổ cực của hoàn cảnh tự nhiên mà nhất thời con người với tài năng, hiểu biết của mình không sao giải quyết nổi, nên họ buộc phải cầu xin sự chỉ dẫn, giúp đỡ, bảo hộ của qu thần, phải dùng biện pháp xin xăm, bói toán, lên đồng, gọi hồn người chết, bói chim, tổ chức tế đàn v.v… nhằm đạt tới mục đích cảm thông với qu thần. Xét theo lập trường của Nhất thần giáo thì tất cả những hành vi đều là mê tín dị đoan và tà thuật, Phật giáo không bao giờ chủ trương như vậy.

Tín ngưỡng dân gian là thờ nhiều thần lẫn lộn. Từ đời Tống về sau, cả ba tôn giáo Nho-Phật-Lão đều tồn tại cùng nhau, người ta không phân biệt Thần, Tiên, Phật và Bồ Tát. Từ cuối đời nhà Thanh và bắt đầu từ thời Dân quốc đến nay, lại có thêm hai tôn giáo nữa là đạo Gia Tô và đạo Hồi, gọi là 5 giáo cùng một gốc. Người ta thông qua những con người và những dụng cụ như ông đồng, bà cốt, phù thủy, đàn bói chim, xin xăm, gieo tiền v.v… mời những qu thần vô danh tự xưng là Thần này, Tiên nọ, Bồ Tát nọ, đến để chỉ bày, thỏa mãn những lời cầu nguyện của họ. Dần dần Phật giáo cũng bắt đầu đề ra một số pháp môn, phương tiện nhằm thích ứng với yêu cầu tín ngưỡng của dân gian. Điều khác nhau là Phật giáo lấy lý tính làm chủ đạo, lấy tu thiện, tích đức sám hối, tụng kinh để đạt tới mục đích yêu cầu của mình. Tín ngưỡng dân gian lấy sự lại mù quáng và hành vi nhờ qu thần để đạt đến hy vọng của mình. Đối với người tín ngưỡng thần giáo thì điều này cũng có mục đích và tác dụng như vậy, chẳng qua là họ lấy thần duy nhất làm đối tượng cầu xin. Tín ngưỡng dân gian cũng lấy những giáo chủ các tôn giáo làm các vị Thần để sùng bái. Điều khác nhau là các tôn giáo lớn đều tuyên truyền phổ biến kế thừa Giáo chủ, lịch sử tôn giáo, giáo lý, nghi thức tôn giáo của mình, còn tín ngưỡng dân gian thì sùng bái đa thần chắp vá, vá víu cái này cái kia.

Khảo sát về lịch sử văn hóa loài người thì thấy tín ngưỡng dân gian tùy thuộc hình thái tôn giáo của dân tộc nguyên thủy, cần thiết cho nhược điểm của thân và tâm loài người. Mặc dù bị Cơ đốc giáo thanh lý, thanh toán ngót gần 200 năm, nhưng vết tích tín ngưỡng dân gian vẫn tồn tại ở mọi nơi, mọi chốn. Do vậy, đứng trên lập trường Phật giáo cũng nên có sự bao dung thích đáng nhưng nếu theo yêu cầu của tín ngưỡng dân gian mà giảm thấp mức độ tín ngưỡng Phật giáo, thậm chí còn xem các loài qu thần của tín ngưỡng dân gian như là hóa thân và tái hiện của Đức Phật và Bồ Tát thì sẽ làm cho Phật giáo chỉdanh, không có thực, và cũng sẽ bị phê phán và chỉ trích về mặt lý tính. Vì vậy, các chùa chiền và viện Phật giáo chính thống không nên thờ phụng đủ mọi pho tượng các loại Thần để tránh nhiễm sắc thái của tín ngưỡng dân gian khỏi bị hiểu lầm thờ đa thần là Phật giáo. Phật giáo là cùng một loại với tín ngưỡng dân gian.

Phật giáo đáp ứng với đông đảo quần chúng xã hội như thế nào ? Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng dân gian như thế nào ? Điều đó nên chú trọng đến công năng của tín ngưỡng đối với chư Phật và Bồ Tát, hoặc là nêu bật hiệu nghiệm của Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Địa Tạng không nơi nhỏ nhặt nào mà không đến, không nơi xa xôi nào mà không tới, không thời gian nào mà không ứng nghiệm. Bồ Tát Quan Thế A⭠có sự linh cảm rất lớn, cứu khổ, cứu nạn, đại từ đại bi. Phật A-Di-Đà là bậc vương y vô thượng và vô lượng thọ và vô lượng quang. Các chư Phật, Bồ Tát đó có thể khiến cho con người đã cầu xin thì được ứng nghiệm, cầu trường thọ thì được trường thọ, cầu trí tuệ thì được trí tuệ. Thích Ca Mâu Ni là một trong ngàn vạn hóa thân của Phật Lô-xá-na, Ngài là giáo chủ của thế giới Ta bà, là đạo sư của người và Trời, là ngọn đèn sáng rọi chiếu trong đêm dài dằng dặc, là con thuyền từ bi trong bể khổ. Tất cả chư Phật đều có thể ở mọi thời gian, mọi nơi, để cứu giúp chúng sinh. Tất cả mọi Bồ Tát đều có 6 phép thần thông rồi tùy thời, tùy nơi, tùy từng loài mà nhiếp phục hóa độ, ứng với mọi sự cầu khẩn hợp lý của tất cả mọi chúng sinh. Như vậy là từng người lựa chọn một đức Phật nhất định, hoặc một vị Bồ Tát hoặc một pháp mônkinh chú riêng biệt là có thể dễ dàng đạt tới mục đích yêu cầu tín ngưỡng của mình.

Ngoài ra còn có thể tiến lên một bước do tôn giáo tín ngưỡng dân gian mà nhập vào cảnh giới lợi mình, lợi người, giải thoát tự tại.

Mật giáo trong Phật giáo có nhiều phương pháp tu luyện có những mục đích khác nhau, và giai đoạn khác nhau. Tông Thiên ThaiTrung QuốcTông Hoa Nghiêm cũng có nhiều nghi thức lễ sám hối và con đường tu chứng khác nhau, căn cứ vào đấy mà tu trì các pháp môn đã được nêu lên nhưng điều đó khác với việc sùng bái đa thần của tín ngưỡng dân gian. Theo dõi nguồn gốc của Phật Pháp thì không nên đòi hỏi nhiều con đường. Đức Phật nói vô lượng pháp môn, bất kỳ pháp Phật môn nào mà chuyên tâm tu trì là có thể tổng hợp nắm vững tất cả các pháp. Do vậy mà kinh Lăng Nghiêm25 pháp môn viên thông bất kỳ pháp môn nào đều giống như mọi pháp môn. Kinh Duy Ma cũng nêu rõ chỉ có một pháp môn thôi, nếu không là rất dễ dàng lẫn lộn với tín ngưỡng dân gian, nhập cục làm với tín ngưỡng đa thần, khiến người ta có một ấn tượng không phân biệt giữa thần và Phật.

Làm một Phật tử mà muốn thỏa mãn những nguyện vọng khác nhau rồi thường xuyên đổi phương pháp tu hành và đối tượng sùng bái thì sẽ có thể mất đi mục tiêu trung tâm. Người Phật tử chân chính tin vào Tam Bảo là để học Phật, để tu hành, là để học đức từ bitrí tuệ của Phật, lấy sự chỉ đạo chính xác của Đức Phật để tu hành một pháp môn duy nhất nhằm đạt tới mục tiêu nhất quán là giữ giới, tu định, phát sinh trí tuệ. Chỉ cần không tách rời nguyên tắc Tam Bảo đêm ngày xem Phật Pháp, làm phận sự, giữ giới, bố thí, tụng kinh, sám hối.

Làm như vậy tuy không cần lợi ích hiện thực vẫn có thể đạt được trong cuộc sống hàng ngày của mình