TỰA
Nói đến Duy thức là nói đến Pháp Tướng tông. Là 1 trong 10 tông phái Phật giáo. Ở Trung Hoa từ thời xa xưa, Duy thức là một môn học thuật nhận biết, phân biệt mọi sự vật trong đời sống con người. Môn Duy Thức học bắt nguồn từ thời đức Phật, Ngài đã diễn đạt yếu lý qua các kinh như Lăng Già, Hoa Nghiêm, Giải Thâm Mật, Hậu Nghiêm…
Về sau các tôn tức Di Lặc Bồ tát, Vô Trước, Thế Thân…đã đúc kết lời của đức Phật qua các kinh, hình thành hệ thống hóa môn Duy thức thành một tông gọi là Pháp Tướng Tông hay Pháp Tướng Duy thức học. Từ đó mốn Duy Thức học được phát triển lưu bố khắp các xứ cận đông như Nhật Bản, Triều Tiên, Mông Cổ, Việt Nam…Trong thế kỷ XIX-XX và hiện nay các tư trào khoa học, văn hóa nghệ thuật…càng ngày càng tiến bộ hơn trước, người ta đua nhau nghiên cứu, chạy theo khoa học, triết học, văn hóa nghệ thuật sáng tác nhiều tác phẩm học thuật…và các ngành nguyên tử, điện tử, hạt nhân xuất hiện ồ ạt làm át đi những tư tưởng cổ đại như Nho giáo, Phật giáo. Du vậy, trào lưu tư tưởng văn hóa, nghệ thuật Phật học vẫn tiềm ẩn theo thời gian hoàn cảnh trong mỗi quốc gia, trong mỗi địa phương mà không bao giờ bị thoái hóa. Tuy vậy, nhìn sâu vào nội điền Phật giáo chúng ta vẫn thấy được môn Duy thức học vẫn bị suy yếu, chưa được phổ quát trong đại chúng bời ngôn từ khó khăn ý nghĩa sâu sắc, nhiều thuật ngữ khó hiểu, khó nhớ. Cho nên môn Duy thức học ít người biết đến. Chính từ chỗ đó mà Ngài Thượng nhân Thái Hư Đại Sư, đem hết trí lực sưu tập các kinh luận giảng yếu soạn ra bộ Thái Hư toàn thư trên 40 tập. Mỗi tập dày 1000 trang. Với lời văn bạch thoại giản dị dễ đọc dễ hiều. Riêng về môn Duy thức, Ngài dành trọn một tập mang nhan đề “Pháp Tạng Pháp Tướng Duy thức học”, bao gồm:
– Tân Đích Duy Thức Luận
– Duy Thức Ta, Thập Luận Giảng Lục
– Duy Thức Tam Thập Luận Giảng Yếu
– Duy Thức Tam Thập Luận Để Tiền Đàm Thoại
– Duy Thức Giảng Yếu
– Duy Thức Nhị Thập Tụng Giảng Yếu
– Đại Thừa Ngủ Uẩn Luận Giảng Lục
Riêng bộ Tân Đích Duy thức luận, gọi tắt là Tân Duy thức luận với thể văn Bạch thoại, Ngài Thái Hư Đại Sư đã diễn đạt ý nghĩa Duy Thức một cách sinh động, khiến cho người đọc; người học dễ nắm bắt được vấn đề. Những thuật ngữ mà Ngài nêu lên một cách mới mẻ như:
– Sinh hóa thể thức chỉ cho Đệ Bát A Lại Da thức
– Ý chí tánh thức chỉ cho Đệ Thất Mạt Na thức
– Ý căn thức chỉ cho Đệ Lục ý Thức
– Sắc căn thức chỉ cho Tiền Ngũ thức
Nội dung trong tác phẩm (Tân Duy Thức Luận), Ngài y cứ vào Duy thức Tam Thập tụng để giải thích phân tích tường tận, thích ứng với trình độ hiểu biết của từng lớp trí thức (Tăng, Ni, Phật tử…)hiện đại.
Trong tập này bao gồm nhiều khía cạnh nhưng không ngoài:
– Hệ thống hóa môn Duy Thức học
– Chuyển hóa sinh hoạt theo lý duyên khởi
– Dứt trừ ngã chấp, cải tạo để đạt được giải thoát
– Thật chứng Duy thức tánh
Qua tập nỳ, chúng tôi bám sát vào nguyên tác để diễn dịch, đồng thời chú giải những từ khó, mong người đọc thấu đạt được nội dung.Dù bỏ rất nhiều công sức trong việc diễn dịch, nhưng không làm sao tránh khỏi những ngộ nhận đáng tiếc.Kính mong các bậc cao minh lượng thứ chỉ giáo cho những điểm sai lầm để dịch phẩm được trọn vẹn, là điều mong muốn của người dịch.
Dịch xong ngày trọng hạ