Tại sao không niệm Di-lặc để sinh về cõi trời Đâu-suất?

Hỏi: Tại sao không niệm Di-lặc để sinh về cõi trời Đâu-suất, mà niệm Phật A-di-đà vãng sinh Tịnh độ?

          Đáp: Vì trời Đâu-suất chưa ra khỏi ba cõi, lúc quả báo cõi trời đã hết đọa vào Diêm-phù-đề, cho nên chẳng nguyện sinh về cõi trời.

          Nếu vãng sinh Tịnh độ thì ra khỏi ba cõi, dứt hẳn sáu đường, vừa sinh về cõi nước kia tiến thẳng tới Bồ-đề không còn đọa lạc. Thế nên, nguyện sinh về Tịnh độ.

          Vả lại, trời Đâu-suất thọ hưởng vui sướng trong thời gian ngắn. Còn ở cõi Phật A Di Đà vui vẻ hơn hết, nên gọi là Cực Lạc, được thọ hưởng niềm vui lâu dài, không hạn định thời gian.

          Vì lý do đó, Cực Lạc hơn Đâu-suất gấp trăm ngàn muôn lần. Do đâu biết được điều đó? Trong kinh nói:

          Một là thân tướng thù thắng: Cõi nước của Phật A Di Đà, chúng sinh được sinh về đủ ba mươi hai tướng tốt, còn người ở trời Đâu-suất không đủ tướng đó.

          Hai là đồ chúng thù thắng: Đã sinh về Tịnh độ cùng làm bạn lữ với chư Bồ-tát, thọ thân nam tử không có tướng nữ nhân. Trời Đâu-suất nam nữ lẫn lộn, chẳng đồng với Bồ-tát.

          Ba là thọ mạng thù thắng: Ở cõi trời Đâu-suất sống lâu bốn ngàn năm thì đọa trở lại Diêm-phù-đề. Cõi Phật A Di Đà, chư Bồ-tát đều có sáu thứ thần thông. Ở trời Đâu-suất, con người khôngthần thông.

–  Bốn là quả báo thù thắng: Ở cõi nước Phật A Di Đà mọi y phục, ẩm thực, hoa hương, anh lạc, tất cả vật dụng của chúng sinh tự nhiên hóa thành không cần làm ra, thọ dụng lâu dài, không bao giờ hết. Cõi trời Đâu-suất phải làm mới thành, dù có y phục tự nhiên cũng không được lâu dài. Sau bốn ngàn năm, khi sắp mạng chung có năm tướng suy hao:

  1. Hoa trên đầu héo.
  2. Nơi nách ra mồ hôi.
  3. Đứng ngồi bất định.
  4. Khí lực suy yếu, chư Thiên không còn thân thiện.
  5. Thân tâm nhiều xao động.

Thế nên, cõi nước Cực lạc thù thắng hơn cõi trời Đâu-suất gấp trăm ngàn muôn lần.

Hỏi: Sau này, lúc ngài Di-lặc hạ sinh thuyết pháp ba hội, độ các chúng sinh được quả A-la-hán. Như thế tại sao không nguyện cầu sinh cõi trời Đâu-suất lại nguyện về cõi Phật A Di Đà?

          Đáp: Ngài Di-lặc chưa hạ sinh nên không thể đợi được. Do đâu biết được điều đó?

          Trong kinh nói: “Sau khi Phật thích-ca Mâu-ni vào Niết-bàn, trải qua năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm, ngài Di-lặc mới xuất hiện. Khi con người sống lâu tám mươi bốn ngàn tuổi, Bồ-tát Di-lặc mới ra đời”.

          Theo Pháp Vương Bổn , từ khi Phật Thích-ca nhập Niết-bàn đến nay mới có hơn một ngàn bảy trăm năm, hoàn toàn chưa dự định được, còn xa diệu vợi không thể chờ đợi. Chúng sinh mạng ngắn, e rằng trong biển khổ nhiều kiếp chịu tai ương, không được gặp ngài Di-lặc. ChỉPhật A Di Đàđang thuyết pháp ở thế giới Cực lạc, hóa độ mọi chúng sinh. Người nương về Tây Phương sớm chứng đạo quả hơn Đâu suất của ngài Di-lặc gấp trăm ngàn muôn lần.

          Giả sử ngài Di-lặc trong ba hội, thuyết pháp hóa độ mọi người được A-la-hán nhưng quả cùng tột của Tiểu thừa nếui so với Đại thừa mới đến Sơ địa. Nếu phải chờ đợi thời gian  dài như thế thì muôn ngàn chúng sinh chẳng được gặp Phật Di-lặc.

          Niệm Phật A Di Đà cầu sinh Tịnh độ, tức là Bồ-tát Bát Địa trở lên. Mau một niệm đến mười niệm, chậm một ngày đến bảy ngày xưng niệm       Phật A Di Đàliền vãng sinh Tịnh độ, thật hơn niệm danh hiệu ngày Di-lặc gấp trăm ngàn muôn lần.

          Vả lại, lúc Phật bổn sư Thích-ca nói kinh Di Đà, Bồ-tát Di-lặc cũng ở trong pháp hội ấy. trong kinh nói Bồ-tát A-dật-đa chính là Ngài. Bồ-tát Di-lặc còn niệm Phật A Di Đà, huống chi các chúng sinh đời vi lai lẽ nào lại không niệm Phật?

          Hòa thượng Đại Hạnh khi còn sống, có mấy người niệm danh hiệu Di-lặc hồi tâm trở lại theo Ngài niệm Phật A Di Đà.

Hơn nữa, pháp môn niệm Phật theo lời dạy trong kinh, sau này trong thời mạt pháp, lúc giáo pháp đều diệt hết chỉ còn chánh pháp niệm Phật này tồn tại một trăm năm giáo hóa chúng sinh. Vì thế nên biết, pháp niệm Phật chẳng thể nghĩ bàn.